San Jose: Một Tiệm Sách Đóng Cửa
Nhà thơ Tú Xương có câu thơ buồn tả cảnh học hành thời của ông khoảng trăm năm trước: ” Cái học nhà Nho đã hỏng rồi. Mười người đi học chín người thôi.” và bây giờ có thể sửa lại là mười người đọc sách Việt, may lắm còn được một người. Tính vào thời điểm năm 2003 thì người lứa tuổi dưới bốn mươi ở hải ngoại chẳng có ai đọc sách bằng ngôn ngữ mẹ đẻ vì đã 28 năm qua từ năm 1975, nếu mới sinh ra hay khoảng mười tuổi thì trình độ văn hoá Việt còn kém nên không thích thú chuyện đọc sách. Hơn nữa cuộc sống xứ người phải lo học ngoại ngữ cho giỏi để sinh tồn, dần dần quên hết cái vốn cũ.
Thời đại vàng son của nhà văn, nhà xuất bản là thập niên 80, dân hải ngoại cũng khá đông, chợ búa và tiệm VN mở nhiều nơi cùng sự liên lạc qua lại cũng mau chóng để vận chuyển hàng hoá trong đó có sách báo băng nhạc và thức ăn VN. Người viết cũng còn nhiều cảm xúc và người đọc cũng còn háo hức chuyện quê nhà. Bây giờ nhiều nhà văn cùng độc giả đã qua đời hay già yếu, dần rút vào cái vỏ riêng của họ.
Cũng có thể cuộc sống của xứ người cùng nền văn minh phát triển nên con người bị bận rộn không có thì giờ đọc sách nói chung chứ không riêng gì sách Việt. Thêm vào đó có biết bao thứ giải trí mới như Internet cũng chiếm lấy một phần của thú đọc sách.
Nhà sách Hồng Bàng ở đường Alvin gần khu Tully Lion Plaza mở cũng hơn mười năm và cuối tháng 8-03 này là đóng cửa với lý do rõ ràng là khách mua sách đã không còn nhiều. Thỉnh thoảng trong ngày có vài ông khách già tới đi qua đi lại nhìn sách, trao đổi vài câu chuyện bâng quơ với người coi tiệm rồi chẳng mua cuốn nào vì họ đâu có dư giả tiền bạc. Còn khách trẻ thì hầu như không có, làm như tiệm sách VN là nơi chỉ dành cho người lớn tuổi.
Thực ra nhìn các sách mới ra chẵng còn mấy ai viết, các đề tài thì đã cũ mòn, các sách nghiên cứu thì chẳng bao nhiêu. Mấy năm trở lại đây sách in trong nước đầy rẫy trong tiệm Hồng Bàng, đủ loại với giá bán tương đương sách in bên này. Nghĩa là giá trong nước đề là 60 ngàn tức 4 đô la thì tiệm nhân lên gấp bốn gấp năm. Những sách dịch từ Trung quốc được đón nhận nhiều vì văn hoá Trung Việt có nhiều điểm tương đồng, cộng thêm lý do là chữ Tàu dịch ra chữ Việt cũng rất gần gũi tự nhiên. Những sách mà các tác giả VN trong nước viết thì đa số là tuyên truyền cho nhà nước và chất lượng kém thua xa các cây viết trước năm 75.
Có vài tiệm sách nhờ có mối bán cho thư viện Hoa Kỳ mà kiếm chút đỉnh vì nhà xuất bản bớt mấy chục phần trăm và họ tính nguyên giá cho thư viện. Nay ngân sách cắt giảm thì lượng đặt mua cũng ít đi.
Như thế thành phố San Jose chỉ còn lại hai tiệm sách Việt, lấy đâu cho nhà văn các nơi có chỗ để gởi sách bán. Còn đâu những tên tiệm như Toàn Thư, Mây Hồng, Văn Đàn, hay những chợ VN trang trọng để trên kệ gỗ mấy cuốn sách in chữ Việt bên cạnh thịt cá rau gạo.
Nhìn về trong nước tình trạng các tiệm sách cũng chẳng khá. Cứ tính mỗi đầu sách xuất bản chừng một hai ngàn cuốn so với dân số 80 triệu người thì thật ngao ngán.
Nhớ thời còn trẻ, thỉnh thoảng ghé tiệm sách mua một cuốn, bỏ trong đó một lá thư nồng nàn gởi người bạn gái hay nắn nót dòng chữ ghi tặng với chữ ký gói ghém thương yêu. Cái thời đó nay đã thành chuyện cổ tích. Vào nhà của người thường ở trong nước, rất hiếm nhà có tủ sách. Lý do là sách vở hiếm quí của thời trước năm 1975 đã bị chế độ cộng sản đem đi đốt bỏ, sách bây giờ toàn là tuyên truyền, kém giá trị nên ít ai muốn mua và lưu giữ.
Ở xứ người thì nhà cửa dọn hoài, phòng ốc không đủ chỗ chứa sách nên cứ mỗi lần thay chỗ ở thì một số sách phải bỏ đi. Bạn thử tính là có bao nhiêu phần trăm nhà người Việt bên này có tủ sách gia đình, hỏi cũng là cách trả lời.
San Jose mất đi một tiệm sách, Hồng Bàng đang đại hạ giá sách, chỉ còn một tuần nữa là chia tay khách yêu sách vở, bạn có thể ghé mua lần cuối.
Một tin buồn cho sinh hoạt văn hoá của thành phố có cái tên mỹ miều thung lũng hoa vàng, một nơi có hàng trăm ngàn đồng hương cư ngụ, một nơi mà dân Việt nổi tiếng là giàu có nhất hải ngoại vì bao nhiêu năm cần cù làm việc ở các hãng xưởng kỹ thuật cao cấp của nước Mỹ, một thành phố có nhiều sô ca nhạc nhất quy tụ nhiều ca sĩ khắp nơi bay về để tha hồ hốt tiền dân mê giải trí văn nghệ.Nhà thơ Tú Xương có câu thơ buồn tả cảnh học hành thời của ông khoảng trăm năm trước: ” Cái học nhà Nho đã hỏng rồi. Mười người đi học chín người thôi.” và bây giờ có thể sửa lại là mười người đọc sách Việt, may lắm còn được một người. Tính vào thời điểm năm 2003 thì người lứa tuổi dưới bốn mươi ở hải ngoại chẳng có ai đọc sách bằng ngôn ngữ mẹ đẻ vì đã 28 năm qua từ năm 1975, nếu mới sinh ra hay khoảng mười tuổi thì trình độ văn hoá Việt còn kém nên không thích thú chuyện đọc sách. Hơn nữa cuộc sống xứ người phải lo học ngoại ngữ cho giỏi để sinh tồn, dần dần quên hết cái vốn cũ.Thời đại vàng son của nhà văn, nhà xuất bản là thập niên 80, dân hải ngoại cũng khá đông, chợ búa và tiệm VN mở nhiều nơi cùng sự liên lạc qua lại cũng mau chóng để vận chuyển hàng hoá trong đó có sách báo băng nhạc và thức ăn VN. Người viết cũng còn nhiều cảm xúc và người đọc cũng còn háo hức chuyện quê nhà. Bây giờ nhiều nhà văn cùng độc giả đã qua đời hay già yếu, dần rút vào cái vỏ riêng của họ.Cũng có thể cuộc sống của xứ người cùng nền văn minh phát triển nên con người bị bận rộn không có thì giờ đọc sách nói chung chứ không riêng gì sách Việt. Thêm vào đó có biết bao thứ giải trí mới như Internet cũng chiếm lấy một phần của thú đọc sách.Nhà sách Hồng Bàng ở đường Alvin gần khu Tully Lion Plaza mở cũng hơn mười năm và cuối tháng 8-03 này là đóng cửa với lý do rõ ràng là khách mua sách đã không còn nhiều. Thỉnh thoảng trong ngày có vài ông khách già tới đi qua đi lại nhìn sách, trao đổi vài câu chuyện bâng quơ với người coi tiệm rồi chẳng mua cuốn nào vì họ đâu có dư giả tiền bạc. Còn khách trẻ thì hầu như không có, làm như tiệm sách VN là nơi chỉ dành cho người lớn tuổi.Thực ra nhìn các sách mới ra chẵng còn mấy ai viết, các đề tài thì đã cũ mòn, các sách nghiên cứu thì chẳng bao nhiêu. Mấy năm trở lại đây sách in trong nước đầy rẫy trong tiệm Hồng Bàng, đủ loại với giá bán tương đương sách in bên này. Nghĩa là giá trong nước đề là 60 ngàn tức 4 đô la thì tiệm nhân lên gấp bốn gấp năm. Những sách dịch từ Trung quốc được đón nhận nhiều vì văn hoá Trung Việt có nhiều điểm tương đồng, cộng thêm lý do là chữ Tàu dịch ra chữ Việt cũng rất gần gũi tự nhiên. Những sách mà các tác giả VN trong nước viết thì đa số là tuyên truyền cho nhà nước và chất lượng kém thua xa các cây viết trước năm 75.Có vài tiệm sách nhờ có mối bán cho thư viện Hoa Kỳ mà kiếm chút đỉnh vì nhà xuất bản bớt mấy chục phần trăm và họ tính nguyên giá cho thư viện. Nay ngân sách cắt giảm thì lượng đặt mua cũng ít đi.Như thế thành phố San Jose chỉ còn lại hai tiệm sách Việt, lấy đâu cho nhà văn các nơi có chỗ để gởi sách bán. Còn đâu những tên tiệm như Toàn Thư, Mây Hồng, Văn Đàn, hay những chợ VN trang trọng để trên kệ gỗ mấy cuốn sách in chữ Việt bên cạnh thịt cá rau gạo.Nhìn về trong nước tình trạng các tiệm sách cũng chẳng khá. Cứ tính mỗi đầu sách xuất bản chừng một hai ngàn cuốn so với dân số 80 triệu người thì thật ngao ngán.Nhớ thời còn trẻ, thỉnh thoảng ghé tiệm sách mua một cuốn, bỏ trong đó một lá thư nồng nàn gởi người bạn gái hay nắn nót dòng chữ ghi tặng với chữ ký gói ghém thương yêu. Cái thời đó nay đã thành chuyện cổ tích. Vào nhà của người thường ở trong nước, rất hiếm nhà có tủ sách. Lý do là sách vở hiếm quí của thời trước năm 1975 đã bị chế độ cộng sản đem đi đốt bỏ, sách bây giờ toàn là tuyên truyền, kém giá trị nên ít ai muốn mua và lưu giữ.Ở xứ người thì nhà cửa dọn hoài, phòng ốc không đủ chỗ chứa sách nên cứ mỗi lần thay chỗ ở thì một số sách phải bỏ đi. Bạn thử tính là có bao nhiêu phần trăm nhà người Việt bên này có tủ sách gia đình, hỏi cũng là cách trả lời.San Jose mất đi một tiệm sách, Hồng Bàng đang đại hạ giá sách, chỉ còn một tuần nữa là chia tay khách yêu sách vở, bạn có thể ghé mua lần cuối.
Bạn đang đọc: San Jose: Một Tiệm Sách Đóng Cửa
Source: https://hemradio.com
Category : Địa chỉ mua sách
Cấp báo đển quý bạn đọc. Hiện nay, Hẻm cũng đang cũng đang rất cần chút chi phí để duy trì website này, để duy trì kho sách nói quý báu miễn phí cho mọi người, nhất là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. vẫn nghe mỗi ngày.
- - - - - - - - - -
Nhưng quý bạn cũng biết đấy, chúng tôi còn không muốn có không gian quảng cáo nhỏ nào (trừ khi quá bế tắc), mà chủ yếu nương nhờ vào sự hào phóng của những cá nhân như bạn để trả tiền cho các dự án máy chủ, nhân viên và bảo quản dữ liệu, những cuộc tấn công mạng mỗi ngày. Những tặng phí của quý bạn dù nhỏ hay lớn đều cực kỳ ý nghĩa với anh em chúng tôi, thực sự rất lớn, rất có ý nghĩa.
Xem chi tiết dòng tâm sự từ Admin Hẻm Radio, và những kêu gọi khẩn thiết để duy trì website, và Donate tại đây.