Top 8 cách làm gấu bông bằng khăn mới nhất năm 2022 – Ẩm Thực Thơm

  • Tóm tắt:

    GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNHCHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NONĐỀ TÀI: LÀM GẤU BÔNG TẶNG BẠN​I. Mục đích – yêu cầu+ Kiến thức:- Trẻ biết lựa chọn, sử dụng kết hợp các nguyên vật liệu để tạo hình con gấu.+ Kỹ năng:- Rèn luyện sự khéo léo của bàn tay, ngón tay.- Trẻ biết lựa chọn, phối hợp màu sắc hài hoà, đẹp mắt. – Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định; Phát triển tư duy, khả năng tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rèn ngôn ngữ nghệ thuật.- Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm.+ Thái độ:- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.- Giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, trân trọng và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Biết dùng sản phẩm để trang trí vào các góc chơi trong lớp học và tặng các bạn.II. Chuẩn bị- Vật mẫu: Gấu bông làm từ khăn mặt- Khăn mặt, vải bông (đủ cho số lượng trẻ).- Dây chun, dây ruy băng làm nơ.- Các chi tiết dùng để đính mắt, mũi cho gấu.- Khung rối, giá treo sản phẩm.​​​​III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Gây hứng thú – Ảo thuật: Biến chiếc khăn thành chú Gấu + Anh Hề xuất hiện: Xin chào các em, các em có biết anh là ai không? Tại sao các em biết? Đố các em biết, anh có khả năng gì đặc biệt? (Làm cho mọi người cười; Làm xiếc; Làm ảo thuật). Anh sẽ biểu diễn tặng các em một tiết mục ảo thuật đặc biệt với chiếc khăn biến hóa thần kỳ nhé! Anh Hề biểu diễn tiết mục biến chiếc khăn thành chú Gấu để tặng các em nhỏ và chào tạm biệt các em. – Giáo viên trò chuyện với trẻ về chú gấu bông: + Anh Hề tặng gì cho các con? + Các con muốn đặt tên cho chú Gấu này là gì? + Các con thấy chú gấu này như thế nào? Màu sắc? Hình dáng? Chú gấu có những bộ phận gì? Làm bằng những nguyên vật liệu nào? – Hôm qua cô dặn các con mỗi bạn mang 1 chiếc khăn hoặc một mảnh vải bông đến lớp, bây giờ các con hãy đoán xem chúng ta sẽ dùng những thứ đó để làm gì? – Ở lớp chúng ta ai thích chơi gấu bông? – Vậy các con hãy đi lấy khăn của mình để làm những chú gấu thật đáng yêu giống chú gấu mà anh Hề đã tặng cho các con để chơi và giành tặng cho những người bạn mà các con yêu quý nào! – Cho trẻ về vị trí lấy khăn và làm gấu tự do theo trí tưởng tượng của trẻ (giành cho trẻ khoảng 2 phút để tự thao tác với các nguyên vật liệu); – Hỏi trẻ về những nguyên vật liệu mà trẻ nhìn thấy và giới thiệu với trẻ về những nguyên vật liệu. – Các con gặp những khó khăn gì khi làm gấu bông? – Các con có muốn làm chú gấu bông vừa nhanh lại vừa đẹp không? Có rất nhiều cách làm gấu bông, hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con cách làm gấu bằng khăn mặt bông xem có đáng yêu không nhé! * Hoạt động 2: Hướng dẫn, giải thích, giao nhiệm vụ – Làm mẫu: Cô làm mẫu kết hợp với lời giải thích (Làm gấu bằng khăn mặt). + Bước 1: Cô trải khăn ra bàn, gấp một phần khăn lại theo chiều dài của khăn, phần khăn gấp lại sẽ là phần chân gấu, để chú gấu cân đối và đẹp mắt thì cô chia chiều dài chiếc khăn ra làm 3 phần và gấp lại 1 phần. + Bước 2: Cô cuộn tròn từng bên mép khăn vào đến giữa khăn theo chiều dọc. + Bước 3: Cô giữ nguyên phần khăn làm chân gấu, vặn ngược lại phần khăn mỏng hơn và gấp lên phía trên, nhấc cả chiếc khăn vừa gấp lên chỉnh phần đầu và phần thân cho đẹp. + Bước 4: Nắm chắc tay vào phần cổ để chia ra làm phần đầu và phần thân, chú ý chia sao cho thật cân đối. Dùng dây chun cố định phần cổ. Sau đó dùng dây nơbuộc lại thật chặt để phần đầu và phần thân gấu được rõ ràng, đẹp mắt. + Bước 5: Túm đều vải ở vị trí 2 bên tai gấu và buộc lại bằng dây chun. + Bước 6: Đính mắt, mũi cho gấu. – Cô vừa làm gì? – Ai có thể nhắc lại cách làm gấu bông? * Hỏi ý tưởng của trẻ (Hỏi 2 – 3 trẻ): – Con sẽ làm gấu bông tặng ai? Con làm như thế nào? – Con sẽ làm gấu bông bằng những nguyên vật liệu nào? – Cô hi vọng rằng sau khi được xem cô hướng dẫn và bằng đôi tay khéo léo của mình thì các con sẽ làm được những chú gấu thật đẹp một cách dễ dàng hơn! Các con đã sẵn sàng thực hiện chưa? * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện – Cô cùng làm với trẻ, thực hiện kết hợp với lời giải thích (Làm gấu bằng vải nỉ). – Giáo viên làm việc cá nhân với trẻ: Khích lệ những trẻ thực hiện tốt sáng tạo thêm hoặc làm thêm; động viên, giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn khi thực hiện. – Bật nhạc nền trong quá trình trẻ thực hiện. * Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm – Nhắc trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. – Cô nhận xét và khen chung cả lớp. – Các con đã làm gấu bằng cách nào? (Cô cho trẻ vừa nói cách làm, vừa thao tác trên không). – Cô đặt câu hỏi định hướng trẻ nhận xét (4 – 5 trẻ): – Sản phẩm 1: + Các con thấy bạn gấu nào đẹp nhất và các con thấy thích nhất? + Tại sao con lại thích bạn gấu này? + Con thấy chú gấu bông đẹp nhất là ở điểm nào? + Bạn nào có ý kiến khác? (Màu sắc? Hình dáng / dáng vẻ? Kích thước? Các bộ phận khác … của bạn gấu? Con gấu bông được làm bằng chất liệu gì?). + Bạn gấu này là tác phẩm của ai? Con hãy giới thiệu về sản phẩm của mình nào? Con làm được cái gì? Làm thế nào mà con lại làm được con gấu đẹp như thế này? – Sản phẩm 2: – Chú gấu này do bạn nào làm? – Chú gấu của con trông thật đáng yêu, con đặt tên cho chú gấu là gì? – Con đã sử dụng chất liệu gì để làm chú gấu này? – Con làm chú gấu này để dành tặng bạn nào? + Khi tặng bạn con sẽ nói gì? + Còn điều gì làm con chưa hài lòng về chú gấu của mình? Nếu được làm lại con sẽ làm gì để chú gấu này đẹp hơn? – Giáo viên nhận xét 1 số sản phẩm đẹp và chưa đẹp. Nếu được bạn… tặng chú gấu như thế này các con cảm thấy như thế nào? (chỉ vào 1 con gấu cụ thể). Vì sao? Đẹp/ không đẹp như thế nào? Đôi mắt của bạn gấu như thế nào? Bạn gấu đang nhìn các con học bài đấy! (Hỏi thêm về các bộ phận khác của con gấu). Khi nhận quà từ bạn con sẽ làm gì? – Các con thử nghĩ xem những bạn gấu xinh xắn đáng yêu này có thể làm được những việc gì? (Làm đồ chơi, quà tặng bạn, trang trí lớp học). – Tổ chức cho trẻ tặng quà cho bạn, nhắc trẻ về cách tặng quà và nhận quà (Bài hát “Lớp chúng ta kết đoàn”). – Nhắc trẻ cất đồ dùng và kết thúc tiết học. ​ ​ – Trẻ quan sát và trò chuyện. ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ – Trẻ trả lời. – Trẻ đặt tên cho gấu. – Trẻ nhận xét về màu sắc, hình dáng, các bộ phận, chất liệu. – Trẻ đoán. ​ ​ – Trẻ trả lời. ​ ​ ​ ​ – Trẻ thực hiện. ​ ​ ​ – Trẻ quan sát và nhận xét. – Trẻ trả lời. – Trẻ trả lời. ​ ​ ​ ​ – Trẻ đứng – ngồi đội hình hình vòng cung phía trước mặt cô để xem cô làm mẫu. ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ – Trẻ trả lời. – Trẻ nói cách làm. ​ – Trẻ nêu ý tưởng. ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ – Trẻ thực hiện. ​ ​ ​ ​ – Trẻ trưng bày SP. – Trẻ lắng nghe. – Trẻ thực hiện. ​ ​ ​ – Trẻ quan sát và nhận xét. ​ ​ ​ ​ ​ – Trẻ giới thiệu. ​ ​ ​ ​ ​ – Trẻ giới thiệu sản phẩm. ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ – Trẻ quan sát và nhận xét. ​ ​ ​ ​ ​ – Trẻ trả lời. ​ ​ – Trẻ thực hiện. ​ ​ ​ ​

  • Đánh giá của bạn
    Các bạn nếu không nghe được audio, vui lòng gửi thông báo ở phần bình luận bên dưới. Ad sẽ chỉnh sửa trong thời gian sớm nhất, thanks các bạn nhiều nhiều !

    Cấp báo đển quý bạn đọc. Hiện nay, Hẻm cũng đang cũng đang rất cần chút chi phí để duy trì website này, để duy trì kho sách nói quý báu miễn phí cho mọi người, nhất là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. vẫn nghe mỗi ngày.

    - - - - - - - - - -

    Nhưng quý bạn cũng biết đấy, chúng tôi còn không muốn có không gian quảng cáo nhỏ nào (trừ khi quá bế tắc), mà chủ yếu nương nhờ vào sự hào phóng của những cá nhân như bạn để trả tiền cho các dự án máy chủ, nhân viên và bảo quản dữ liệu, những cuộc tấn công mạng mỗi ngày. Những tặng phí của quý bạn dù nhỏ hay lớn đều cực kỳ ý nghĩa với anh em chúng tôi, thực sự rất lớn, rất có ý nghĩa.

    Xem chi tiết dòng tâm sự từ Admin Hẻm Radio, và những kêu gọi khẩn thiết để duy trì website, và Donate tại đây.

    Đăng ký
    Thông báo để xem
    guest
    0 Bình Luận
    Inline Feedbacks
    Xen tất cả bình luận
    Back to top button