Kinh Thánh nói gì về ma thuật trắng?
Kinh Thánh nói gì về ma thuật trắng?
Trả lời
Ma thuật trắng được mô tả như ma thuật “tốt”, đối lập với ma thuật đen, là loại ma thuật dựa quyền lực của ma quỷ. Những ý kiến thì khác biệt với nhau khi phân biệt giữa ma thuật đen và trắng, xếp loại từ quan niệm cho rằng chúng chỉ là hai tên gọi cho cùng một sự việc giống nhau, cho đến niềm tin rằng chúng hoàn toàn khác biệt, đặc biệt trong những mục tiêu và ý định. Kinh Thánh không phân biệt giữa ma thuật “tốt” và “xấu”. Ma thuật là ma thuật như cách Kinh Thánh đề cập. Kinh Thánh không phân biệt việc ma thuật liệu có được sử dụng vì mục đích tốt hay xấu. Tất cả các loại ma thuật đều bị cấm bởi vì nó tìm kiếm một nguồn quyền lực khác hơn Đức Chúa Trời.
Những người thực hành ma thuật trắng, thường được gọi là Wicca, thờ phượng tạo vật hơn là Đấng Sáng Tạo, và, trong khi họ có thể không kêu gọi ma quỷ hay các tà thần, họ thường cầu xin đến “mẹ trái đất”, các thiên thần, và/hay các sức mạnh thiên nhiên. Câu nói chủ đề chính của những Wicca là: “nếu nó không gây hại, hãy làm theo ý bạn”. Nhiều người học đòi làm ma thuật trắng tự gọi mình là những Wiccan, dù rằng họ có thật sự phải là như vậy hay không. Mặc dù Wicca khá cởi mở và có những “hệ phái” và các quan điểm thần học khác nhau trong niềm tin, có những niềm tin, những sự thực hành, và những truyền thống kết nối những tín đồ của ma thuật trắng với Wicca.
Cho dù mục đích là tôn kính “mẹ trái đất”, những sức mạnh thiên nhiên, hay các thiên sứ, và ngay cả nếu nó nhắm đến chỉ làm điều tốt, thực tế vẫn là, nói cho cùng, không có sự phân biệt giữa ma thuật trắng và đen vì cả hai đều thờ phượng những điều khác hơn Đức Chúa Trời. Thật là đáng sợ để nghĩ rằng những tín đồ của ma thuật trắng đang cầu nguyện và van khẩn một cách không ý thức đến cùng một vị thần mà những tín đồ ma thuật đen đang cầu nguyện và van khẩn – Satan.
Xuyên suốt Kinh Thánh, trong cả Cựu Ước và Tân Ước, tất cả các dạng ma thuật đều vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời và bị lên án. (Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:10-16; Lê-vi Ký 19:26, 31; 20:27; Công Vụ Các Sứ Đồ 13:8-10). Những thuật sĩ của Pha-ra-ôn đã sử dụng những “phép phù chú” của họ để cố gắng sao chép lại những phép lạ được thực hiện bởi Môi-se và A-rôn (Xuất Ê-díp-tô Ký 7:11; 8:7) — những phù chú là các nghi thức hay lễ nghi các phù thủy sử dụng để thực hiện phép thuật của họ, bao gồm những tụng niệm, thần chú, từ ngữ ma thuật, bùa mê, bùa bảo vệ… Sứ Đồ Phao-lô lên án thuật sĩ Ê-ly-ma, gọi ông ta là “con của ma quỷ”, là “người đầy mọi thứ gian trá và hung ác” và “làm hư đường thẳng của Chúa” (Công Vụ Các Sứ Đồ 13:10).
Sứ Đồ Phi-e-rơ cũng lên án thuật sĩ Si-môn trong Công Vụ Các Sứ Đồ 8:20-23. Không có chỗ nào trong Kinh Thánh mô tả theo cách tích cực về một phù thủy hay thuật sĩ đang hành nghề. Một ngoại lệ có thể chấp nhận được là những “magi” (thường có nghĩa là những thuật sĩ, pháp sư — giải thích của người dịch), là những người đã đem lễ vật đến cho Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 2:1, 7, 12); tuy nhiên, ở Đông Phương danh hiệu “magi” thường được dùng cho những triết gia hay những người thông thái chuyên nghiên cứu những huyền bí của thiên nhiên, thiên văn học, và y học. Những vị khách của Chúa Giê-xu là “các nhà thông thái”, nhưng không nhất thiết là những phù thủy. Kinh Thánh cho biết họ thờ phượng Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 2:11), không hề dùng thần chú.
Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời ghét tất cả ma thuật, dù nó là ma thuật trắng hay những loại khác. Tại sao? Vì nó không đến từ Đức Chúa Trời. Satan lừa dối con người khi khiến họ nghĩ rằng ma thuật trắng là tốt. Satan giả làm thiên sứ sáng láng (II Cô-rinh-tô 11:14), nhưng mong muốn của nó là gài bẫy nhiều linh hồn hết mức có thể. Kinh Thánh cảnh báo chống lại Satan và những thủ đoạn của hắn (2 Cô-rinh-tô 2:11). “Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (I Phi-e-rơ 5:8).
“Vả, Đức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ” (I Ti-mô-thê 4:1). Quyền lực thuộc linh thực sự chỉ đến từ Đức Chúa Trời, từ một mối liên hệ đúng với Ngài thông qua đức tin trong Chúa Giê-xu Christ, và từ Đức Thánh Linh là Đấng sống trong những tấm lòng của các tín hữu.
English
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Kinh Thánh nói gì về ma thuật trắng?
Ma thuật trắng được mô tả như ma thuật “tốt”, đối lập với ma thuật đen, là loại ma thuật dựa quyền lực của ma quỷ. Những ý kiến thì khác biệt với nhau khi phân biệt giữa ma thuật đen và trắng, xếp loại từ quan niệm cho rằng chúng chỉ là hai tên gọi cho cùng một sự việc giống nhau, cho đến niềm tin rằng chúng hoàn toàn khác biệt, đặc biệt trong những mục tiêu và ý định. Kinh Thánh không phân biệt giữa ma thuật “tốt” và “xấu”. Ma thuật là ma thuật như cách Kinh Thánh đề cập. Kinh Thánh không phân biệt việc ma thuật liệu có được sử dụng vì mục đích tốt hay xấu. Tất cả các loại ma thuật đều bị cấm bởi vì nó tìm kiếm một nguồn quyền lực khác hơn Đức Chúa Trời.Những người thực hành ma thuật trắng, thường được gọi là Wicca, thờ phượng tạo vật hơn là Đấng Sáng Tạo, và, trong khi họ có thể không kêu gọi ma quỷ hay các tà thần, họ thường cầu xin đến “mẹ trái đất”, các thiên thần, và/hay các sức mạnh thiên nhiên. Câu nói chủ đề chính của những Wicca là: “nếu nó không gây hại, hãy làm theo ý bạn”. Nhiều người học đòi làm ma thuật trắng tự gọi mình là những Wiccan, dù rằng họ có thật sự phải là như vậy hay không. Mặc dù Wicca khá cởi mở và có những “hệ phái” và các quan điểm thần học khác nhau trong niềm tin, có những niềm tin, những sự thực hành, và những truyền thống kết nối những tín đồ của ma thuật trắng với Wicca.Cho dù mục đích là tôn kính “mẹ trái đất”, những sức mạnh thiên nhiên, hay các thiên sứ, và ngay cả nếu nó nhắm đến chỉ làm điều tốt, thực tế vẫn là, nói cho cùng, không có sự phân biệt giữa ma thuật trắng và đen vì cả hai đều thờ phượng những điều khác hơn Đức Chúa Trời. Thật là đáng sợ để nghĩ rằng những tín đồ của ma thuật trắng đang cầu nguyện và van khẩn một cách không ý thức đến cùng một vị thần mà những tín đồ ma thuật đen đang cầu nguyện và van khẩn – Satan.Xuyên suốt Kinh Thánh, trong cả Cựu Ước và Tân Ước, tất cả các dạng ma thuật đều vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời và bị lên án. (Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:10-16; Lê-vi Ký 19:26, 31; 20:27; Công Vụ Các Sứ Đồ 13:8-10). Những thuật sĩ của Pha-ra-ôn đã sử dụng những “phép phù chú” của họ để cố gắng sao chép lại những phép lạ được thực hiện bởi Môi-se và A-rôn (Xuất Ê-díp-tô Ký 7:11; 8:7) — những phù chú là các nghi thức hay lễ nghi các phù thủy sử dụng để thực hiện phép thuật của họ, bao gồm những tụng niệm, thần chú, từ ngữ ma thuật, bùa mê, bùa bảo vệ… Sứ Đồ Phao-lô lên án thuật sĩ Ê-ly-ma, gọi ông ta là “con của ma quỷ”, là “người đầy mọi thứ gian trá và hung ác” và “làm hư đường thẳng của Chúa” (Công Vụ Các Sứ Đồ 13:10).Sứ Đồ Phi-e-rơ cũng lên án thuật sĩ Si-môn trong Công Vụ Các Sứ Đồ 8:20-23. Không có chỗ nào trong Kinh Thánh mô tả theo cách tích cực về một phù thủy hay thuật sĩ đang hành nghề. Một ngoại lệ có thể chấp nhận được là những “magi”, là những người đã đem lễ vật đến cho Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 2:1, 7, 12); tuy nhiên, ở Đông Phương danh hiệu “magi” thường được dùng cho những triết gia hay những người thông thái chuyên nghiên cứu những huyền bí của thiên nhiên, thiên văn học, và y học. Những vị khách của Chúa Giê-xu là “các nhà thông thái”, nhưng không nhất thiết là những phù thủy. Kinh Thánh cho biết họ thờ phượng Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 2:11), không hề dùng thần chú.Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời ghét tất cả ma thuật, dù nó là ma thuật trắng hay những loại khác. Tại sao? Vì nó không đến từ Đức Chúa Trời. Satan lừa dối con người khi khiến họ nghĩ rằng ma thuật trắng là tốt. Satan giả làm thiên sứ sáng láng (II Cô-rinh-tô 11:14), nhưng mong muốn của nó là gài bẫy nhiều linh hồn hết mức có thể. Kinh Thánh cảnh báo chống lại Satan và những thủ đoạn của hắn (2 Cô-rinh-tô 2:11). “Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (I Phi-e-rơ 5:8).”Vả, Đức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ” (I Ti-mô-thê 4:1). Quyền lực thuộc linh thực sự chỉ đến từ Đức Chúa Trời, từ một mối liên hệ đúng với Ngài thông qua đức tin trong Chúa Giê-xu Christ, và từ Đức Thánh Linh là Đấng sống trong những tấm lòng của các tín hữu.
Source: https://hemradio.com
Category : Mẹo hay cuộc sống
Cấp báo đển quý bạn đọc. Hiện nay, Hẻm cũng đang cũng đang rất cần chút chi phí để duy trì website này, để duy trì kho sách nói quý báu miễn phí cho mọi người, nhất là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. vẫn nghe mỗi ngày.
- - - - - - - - - -
Nhưng quý bạn cũng biết đấy, chúng tôi còn không muốn có không gian quảng cáo nhỏ nào (trừ khi quá bế tắc), mà chủ yếu nương nhờ vào sự hào phóng của những cá nhân như bạn để trả tiền cho các dự án máy chủ, nhân viên và bảo quản dữ liệu, những cuộc tấn công mạng mỗi ngày. Những tặng phí của quý bạn dù nhỏ hay lớn đều cực kỳ ý nghĩa với anh em chúng tôi, thực sự rất lớn, rất có ý nghĩa.
Xem chi tiết dòng tâm sự từ Admin Hẻm Radio, và những kêu gọi khẩn thiết để duy trì website, và Donate tại đây.