Muốn đăng tin tìm người thân qua internet (thất lạc bên Mỹ) phải làm sao? | Vatgia Hỏi & Đáp
luckytwice
Trả lời 14 năm trước
Anh đã thử ở trang PeopleSearch của Yahoo chưa
http://people.yahoo.com/
hoặc là WhitePage của AOL
http://www.aol.com/netfind/whitepages.adp
Anh thử tham khảo xem thế nào nhé! Ngoài ra anh đọc thêm bài này
Một người đàn ông ở Sài Gòn tìm lại được đứa con trai thất lạc từ năm 1975. Một thanh niên ở Canada suốt cuộc đời sống phận mồ côi, bỗng dưng biết mình vẫn còn có cha và anh em ruột ở Việt Nam. Một câu chuyện đoàn tụ cảm động bắt nguồn từ một bài báo.
Thanh Campbell không thể nhớ mình đã được đưa đến Canada như thế nào. Những gì anh biết, qua lời kể lại của cha mẹ nuôi, là anh cùng 56 đứa trẻ mồ côi đã được chuyển lên chiếc máy bay quân sự rời Sài Gòn vào một ngày hỗn loạn tháng 4/1975 trong chiến dịch “Babylift”. Lúc đó Thanh vừa tròn một tuổi.
Những thông tin cùng tấm ảnh chụp Thanh Campbell trong bài viết “Việt Nam ơi, hẹn ngày về” (đăng trên Tuổi Trẻ ngày 15/7/2006) khiến ông Nguyễn Minh Thạnh (ở quận 4, TP HCM) thấy bồn chồn kỳ lạ. Người thanh niên trong báo nhìn rất giống ông lúc còn trẻ, đứa con thất lạc mà ông đã tìm kiếm suốt mấy chục năm qua.
Hơn 30 năm trước, sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm năm 1964, ông đi dạy được 3 năm thì có lệnh tổng động viên của chính quyền Sài Gòn. Đi lính xong, ông trở lại dạy học. Thời cuộc rối ren khiến vợ chồng ông đưa cả 3 đứa con trai là Minh Thuấn, Minh Thiện và Minh Thanh vào cô nhi viện Cần Giuộc (Long An) nhờ cưu mang.
“Gửi con cho cô nhi viện là chuyện chẳng đặng đừng. Nhưng lúc đó tính mạng mình còn lo chưa xong, làm sao lo cho con. Chỉ có cách đó mới đảm bảo an toàn cho mấy đứa nhỏ…”, ông Thạnh kể. Không ngờ đó là lần cuối cùng vợ chồng ông nhìn thấy Thanh, đứa bé nhất trong 3 đứa con trai mà họ phải dứt ruột chia lìa.
“Babylift” là cách người ta gọi những trẻ em bị đưa khỏi miền Nam Việt Nam theo một chương trình mang tên “Chiến dịch đưa trẻ em ra đi” (Operation babylift) tới Mỹ và một số nước (như Australia, Canada…).
Ngày 3/4/1975, tổng thống Mỹ Gerald Ford ký sắc lệnh “Babylift” để sơ tán trẻ mồ côi khỏi các cô nhi viện ở Sài Gòn. Theo kế hoạch, 30 chuyến bay được điều động để cùng phương tiện khác di tản trẻ mồ côi Việt Nam với một ngân sách đặc biệt khoảng 2 triệu USD.
Tính đến chuyến bay cuối rời sân bay Tân Sơn Nhất ngày 26/4/1975, có hơn 2.000 trẻ rời Việt Nam theo chương trình này. Tuy nhiên, con số chính thức chưa được xác định. Có tin khoảng 4.000 trẻ đã được đưa đi, trong đó khoảng 2.700 trẻ đến Mỹ, 1.300 trẻ đến Canada, Australia và các nước châu Âu.
(Theo www.pbs.org)
Sau này, theo lời kể lại của các sơ, ông Thạnh mới biết, do nhầm lẫn người ta đã đưa Thanh cùng những đứa trẻ còn ẵm ngửa về tập kết tại cô nhi viện Gò Vấp để sơ tán đi nước ngoài. Lúc đó, trên cổ tay Thanh còn cột một bản sao giấy khai sinh. Hai anh của Thanh do lớn hơn nên ở lại.
Có cách nào để tìm lại tung tích của con, ông Thạnh đều đã thử hết. Ông nhờ bà con, bạn bè ở Mỹ đăng tin tìm người thân trên đài truyền hình. Ông đến khách sạn nơi đoàn babylift từ Mỹ về Việt Nam ở hồi tháng 4/2005, năn nỉ được gặp những đứa trẻ đã lớn kia, biết đâu trong số chúng có đứa biết về thằng Thanh con ông. Nhưng đáp lại là lời từ chối cho mọi cuộc tiếp xúc.
“Không biết bao nhiêu lần hy vọng rồi thất vọng, nhưng tôi vẫn không bỏ cuộc vì muốn làm tròn ước nguyện của mẹ Thanh. Trước khi qua đời vì bệnh ung thư, bà ấy đã trăng trối bằng mọi giá phải tìm lại được đứa con bị thất lạc”, ông Thạch kể.
Nhận diện cha – con
Ông Thạnh nói việc mình tìm lại được Thanh là chuyện hết sức tình cờ, “như là có sự sắp đặt của định mệnh”. Ngày hôm sau khi bài báo đăng, ông đến tòa soạn nhờ liên lạc với Thanh Campbell. Cùng lúc đó, người con thứ tư của ông Thạnh ra đời sau chiến tranh, cũng chủ động liên lạc với Thanh.
Trong suốt quá trình trao đổi thư từ qua lại, Thanh không hề lên tiếng thừa nhận hay phủ định bất cứ một điều gì. Điều mà Thanh băn khoăn nhất chính là việc tại sao mình còn cha mẹ mà lại bị đưa vào cô nhi viện?
Hơn 30 năm, Thanh Campbell và những người thân ở Canada đã sống với một thực tế rằng anh là trẻ mồ côi, nay bỗng dưng có người nói điều đó không đúng, cha ruột anh còn sống, anh còn hai người anh và một người em ruột… Tất cả dường như nằm ngoài khả năng chấp nhận của Thanh.
Ông Thạnh xem lại kết quả xét nghiệm. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Sự nghi ngờ chỉ được giải tỏa khi người con thứ tư của ông Thạch gửi bản sao giấy khai sinh của Thanh đến Canada. Trước sự trùng khớp đến từng chi tiết của bản sao này với tờ giấy khai sinh mà anh luôn cất giữ cẩn thận, Thanh Campbell bắt đầu tin rằng cuộc đời mình sắp được kể lại theo một cách khác.
Anh liên lạc với phòng xét nghiệm Lab Express, nơi chuyên thực hiện các xét nghiệm ADN cha – con, và đến cuối tháng 12/2006, cuộc xét nghiệm được tiến hành. Lab Express yêu cầu lấy mẫu thử của ông Thạnh nhằm đảm bảo độ trung thực và chính xác.
Hai tuần chờ đợi kết quả đối với những người trong cuộc dài như hai thế kỷ. Ông Thạnh ở Việt Nam hồi hộp một thì ở bên kia đại dương, Thanh Campbell hồi hộp mười. Trong email, Thanh viết rằng không chỉ riêng anh mà tất cả những người biết tin ở Canada đều háo hức mong chờ kết quả.
Ngày 8/1/2007, Thanh nhận điện thoại từ Lab Express, thông báo ông Nguyễn Minh Thạnh chính là cha ruột của anh. Thanh choáng ngợp. Anh hẹn với ông Thạnh ngày giờ gọi điện về Việt Nam “để thông báo một tin quan trọng”. Đúng hẹn, Thanh từ Canada gọi về.
Cuộc nói chuyện đầu tiên giữa hai cha con sau 32 năm xa cách kéo dài hơn 2 tiếng. Tuy phải thông qua một người bạn của Thanh ở Canada làm phiên dịch vì Thanh không biết nói tiếng Việt, nhưng buổi trò chuyện rất cảm động.
“Nó hỏi tôi rất nhiều về người mẹ quá cố, về các anh em trong nhà, về tình hình sức khỏe của tôi…”, ông Thạnh xúc động. Trước khi cúp máy, Thanh đã cố gắng lặp lại câu tiếng Việt do người bạn dạy: “Con thương ba lắm!”.
(Theo Tuổi Trẻ)
Source: https://hemradio.com
Category : Mẹo hay cuộc sống
Cấp báo đển quý bạn đọc. Hiện nay, Hẻm cũng đang cũng đang rất cần chút chi phí để duy trì website này, để duy trì kho sách nói quý báu miễn phí cho mọi người, nhất là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. vẫn nghe mỗi ngày.
- - - - - - - - - -
Nhưng quý bạn cũng biết đấy, chúng tôi còn không muốn có không gian quảng cáo nhỏ nào (trừ khi quá bế tắc), mà chủ yếu nương nhờ vào sự hào phóng của những cá nhân như bạn để trả tiền cho các dự án máy chủ, nhân viên và bảo quản dữ liệu, những cuộc tấn công mạng mỗi ngày. Những tặng phí của quý bạn dù nhỏ hay lớn đều cực kỳ ý nghĩa với anh em chúng tôi, thực sự rất lớn, rất có ý nghĩa.
Xem chi tiết dòng tâm sự từ Admin Hẻm Radio, và những kêu gọi khẩn thiết để duy trì website, và Donate tại đây.