Cách làm trấu hun đơn giản và đúng kỹ thuật tại nhà
Tại một số vùng nông thôn tại Việt Nam, việc sử dụng trấu hun đã không còn xa lạ với người nông dân, bởi nó đã trở thành một phương pháp phổ biến trong quá trình trồng trọt. Trấu hun được ưa chuộng vì những ưu điểm nổi bật như chi phí thấp, ít bị phân hủy theo thời gian, khả năng giữ ẩm tốt và đặc biệt là có thể sản xuất ngay tại nhà chỉ với một số dụng cụ và nguyên liệu đơn giản. Vậy, để làm trấu hun đúng kỹ thuật tại nhà, chúng ta sẽ làm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để áp dụng vào thực tế trong gia đình và trang trại nhé!
1. Những điều cần biết về trấu hun
1.1. Trấu hun là gì?
Trấu hun còn được gọi bằng một số tên khác như Biochar, than sinh học, than trấu,… là một loại vật liệu có đặc tính xốp, nhẹ, có màu đen, và được tạo thành từ quá trình đốt trấu tươi trong điều kiện yếm khí (thiếu oxy). Sau quá trình này, thành phần dinh dưỡng chủ yếu còn lại trong trấu hun không quá đa dạng, chỉ gồm Carbonhydrat và Kali. Vì vậy, để sử dụng hiệu quả, người ta thường trộn thêm đất sạch, mùn dừa, phân trùn quế, chế phẩm sinh học,… để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trồng.
Chi phí để sản xuất trấu hun rất rẻ bởi chỉ sử dụng phần trấu, là lớp cứng bao bọc bên ngoài hạt gạo. Phần trấu này có thể thu được sau khi thóc được xay xát để lấy gạo bên trong và loại bỏ phần vỏ bên ngoài. Để không lãng phí nguyên liệu này, người nông dân sẽ thu thập và đốt trấu thành tro, sau đó trộn thêm một số nguyên liệu khác, từ đó tạo ra trấu hun với hàm lượng dinh dưỡng cao phục vụ quá trình trồng trọt.
1.2. Sự khác nhau giữa trấu hun và trấu ủ
Về cơ bản, cả trấu hun và trấu ủ đều sử dụng trấu tươi làm nguyên liệu chính, tuy nhiên trấu hun là sản phẩm thu được sau khi trấu tươi được hun thành than, trong khi trấu ủ là sản phẩm thu được sau khi trấu tươi được ủ bằng các phương pháp ủ phân hữu cơ thông thường.
Ngoài ra, trấu hun có tác dụng tăng độ tơi xốp của đất, giúp đất thoáng khí, trong khi trấu ủ là loại phân bón hữu cơ giúp cung cấp mùn cho đất canh tác.
1.3. Có thể dùng trấu hun thay cho tro trấu và trấu tươi trong trồng trọt hay không?
Hiện nay, vẫn có nhiều bà con giữ thói quen sử dụng trấu tươi hoặc tro trấu, tro bếp làm phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp đánh giá rằng hai loại nguyên liệu này chưa thực sự tốt cho đất và cây trồng vì những lý do sau:
- Trấu tươi có thành phần hữu cơ khó bị phân hủy, đôi khi còn sót lại hạt cỏ và tinh bột, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh của các loại nấm bệnh và bọt mạt.
- Tro trấu và tro bếp tạo môi trường kiềm mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến các vi sinh vật trong đất. Bên cạnh đó, các nguyên liệu này ít chất dinh dưỡng, dễ làm đất chai, khi các thành phần hữu cơ bị phân hủy thành các chất vô cơ khó hấp thụ.
Xét về các yếu tố trên, trấu hun được xem là sự lựa chọn tối ưu hơn cả. Trấu hun có thể thay thế trấu tươi, tro trấu và tro bếp, giúp nâng cao chất lượng đất và đóng góp vào sự phát triển của cây trồng khi canh tác trên diện tích đã sử dụng.
Mặc dù vậy, có một vấn đề quan trọng mà bà con cần lưu ý khi mua trấu hun tại cửa hàng là dễ mua phải sản phẩm chưa được sàng lọc kỹ lưỡng, có lẫn trấu tươi hoặc tro trấu mịn. Do đó, bà con nên quan sát kỹ lưỡng lượng trấu hun để xác định có các dấu hiệu dưới đây hay không:
- Nếu phần vỏ trấu nát mịn như bột, có màu đen pha lẫn một ít xám tro, thì nhiều khả năng trấu hun đã lẫn tro trấu.
- Nếu có sự lẫn lộn giữa vỏ trấu, tro mịn, và trấu vỡ, đây là trấu hun chưa được sàng lọc một cách kỹ lưỡng, khi sử dụng có thể tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật và nấm bệnh gây hại phát triển trong đất.
Vì vậy, khi mua trấu hun, bà con cần chú ý và lựa chọn những sản phẩm được sàng lọc kỹ càng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi sử dụng trong canh tác.
2. Ưu nhược điểm của trấu hun
Giá thành rẻ, nhiều công suất và được sử dụng phổ cập, tuy nhiên trấu hun vẫn có 1 số ít điểm yếu kém nhất định như kém dinh dưỡng, thời hạn giữ nhiệt lâu .
2.1. Ưu điểm
2.1.1. Giá thành rẻ
Như đã đề cập, cách làm trấu hun là sử dụng phần dư thừa từ hạt thóc sau khi xay xát để đốt trong điều kiện yếm khí, hay nói cách khác là dùng trấu tươi làm nguyên liệu nên có giá thành rất rẻ. Bởi vì không phải ai cũng biết đến công dụng hoặc có nhu cầu sử dụng, trấu thường bị xem là phế phẩm. Thông thường, để mua được một bao trấu lớn, bà con chỉ cần chi ra số tiền khoảng vài chục nghìn đồng, đây là khoản chi phí không đáng kể so với lượng trấu hun thành phẩm thu được sau khi đốt.
2.1.2. Khả năng giữ ẩm tốt
Một trong những ưu điểm nổi bật của trấu hun là khả năng giữ ẩm cực kỳ tốt. Điều này giúp trấu hun duy trì độ tơi xốp cho đất và đảm bảo cây có đủ nước ngay cả trong những thời điểm thời tiết nắng nóng và khắc nghiệt.
2.1.3. Duy trì độ ẩm của phân bón
Trấu hun không chỉ giúp đất trồng mà còn hỗ trợ phân bón giữ độ ẩm tối ưu nhất, từ đó tăng cường khả năng cung cấp dinh dưỡng cho rễ cây và thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển ổn định và mạnh mẽ của cây trồng. Các chuyên gia đã nghiên cứu và phát hiện rằng hàm lượng lớn Kali, Carbohydrate và khí nitơ dạng hợp chất là những yếu tố quan trọng giúp trấu hun có khả năng giữ ẩm tốt đến vậy.
2.1.4. Kích thích sự phát triển của các sinh vật có lợi
Trong nông nghiệp, có một số loài sinh vật được coi là có lợi cho đất và cây trồng, và loài giun đất là một điển hình. Giun đất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo độ tơi xốp cho đất, gia tăng sự màu mỡ cũng như chất dinh dưỡng tự nhiên hoàn toàn. Điều đặc biệt là, trấu hun có khả năng kích thích sự phát triển của các loài sinh vật này.
2.1.5. Ngăn chặn sâu bệnh
Không phải ai cũng biết rằng, trấu hun có khả năng ngăn chặn sự phát triển và tấn công của các loài sâu bệnh gây hại. Nhờ vào đặc tính này, cây trồng sẽ trở nên tươi tốt hơn, lá cũng săn chắc và dày dặn hơn.
2.2. Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật, trấu hun vẫn có một số nhược điểm mà bà con cần chú ý khi sử dụng.
2.2.1. Hấp thụ và giữ nhiệt lâu
Do chứa khá nhiều carbohydrate, trấu hun có tính hấp thu và giữ nhiệt cao trong một thời gian dài. Chính vì vậy, trong những ngày tiết trời oi bức và nắng gắt, không phải là thời điểm tốt để sử dụng trấu hun, vì chúng có thể khiến cây trồng bị héo rễ và chết khô.
2.2.2. Kém chất dinh dưỡng
Về cơ bản, vỏ trấu là phần thừa thu được từ hạt thóc sau quá trình xay xát, vì vậy nguyên liệu này không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng. Trấu hun cũng tương tự, việc dùng nó để thay thế các loại phân bón là không hợp lý. Tốt nhất, bà con chỉ nên sử dụng trấu hun như một sản phẩm hỗ trợ phân bón cho cây trồng mà thôi.
3. Công dụng của trấu hun
Không phải ngẫu nhiên mà trấu hun hiện được sử dụng khá phổ biến trong nông nghiệp, bởi nguyên liệu này có khá nhiều công dụng thiết thực trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:
- Làm giá thể trồng cây: Trấu hun giúp đảm bảo độ tơi xốp, thoáng khí, ngăn ngừa mầm bệnh và tăng khả năng thoát nước. Chúng thường được sử dụng làm giá thể trồng cây trong khay chậu hay ươm cây con như lan, hoa hồng, sen đá, cây cảnh…
- Bón lót cho cây trồng: Bà con có thể sử dụng trấu hun kết hợp với mùn dừa, phân hữu cơ, phân trùn quế… để bón lót và cung cấp thêm dinh dưỡng hữu cơ cho cây trồng.
- Bón thúc cho cây trồng: Kết hợp trấu hun với phân bón hữu cơ sẽ giúp cung cấp thêm kali cho cây trồng, đặc biệt là ở giai đoạn cây nuôi hoa và quả. Sử dụng trấu hun cho cây trồng khiến hoa thêm đậm sắc và quả thêm thơm ngon.
- Cải tạo đất: Ngoài những công dụng tuyệt vời như tăng độ tơi xốp, gia tăng hàm lượng mùn, ổn định độ pH cho đất bazan, duy trì độ ẩm, trấu hun còn được sử dụng để điều chỉnh độ chua của đất.
- Lọc nước uống, khử mùi và lọc độc tố của rượu với trấu hun nguyên cánh sạch khuẩn.
4. Bí quyết đánh giá chất lượng trấu hun
Có một thực tế là nếu không kỹ lưỡng trong quá trình chọn mua, bà con rất dễ mua phải trấu hun kém chất lượng và dưới đây là một số tiêu chí để đánh giá:
- Trấu hun còn nguyên cánh, không bị vỡ vụn nhiều thành tro.
- Không bị sót lại trấu tươi sau quá trình đốt.
- Không bị lẫn tạp chất.
- Không bị ẩm ướt.
5. Cách làm trấu hun đơn giản và đúng kỹ thuật ngay tại nhà
Làm trấu hun tuy không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi phải áp dụng phương pháp đốt trong môi trường yếm khí (thiếu oxy), do vậy để thu được sản phẩm chất lượng thì bà con nên tuân thủ các bước được đề cập dưới đây:
5.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Một số nguyên vật liệu khi tự làm trấu hun mà bà con cần chuẩn bị để làm trấu hun bao gồm:
- 1 ống tuýp phi 90mm và có độ dài khoảng 1 mét.
- 5 miếng tôn được cắt thành dạng hình thang với chiều cao là 40cm, cạnh lớn là 25cm và cạnh nhỏ là 6mm.
- Khoan sắt và các mũi khoan có đường kính phi 12 hoặc 14.
- Máy hàn điện.
- Một ít củi.
- Trấu tươi là nguyên liệu.
5.2. Làm ống hun trấu
Trước khi thực hiện cách làm trấu hun đơn giản bằng quá trình đốt trấu tươi, bà con cần làm một chiếc ống hun nhằm giúp lửa và hơi nóng có thể lưu thông, hỗ trợ việc đốt và hun trấu đơn giản, hiệu quả hơn. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng máy khoan sắt khoan các lỗ có đường kính phi 12 hoặc 14 từ chân ống tuýp lên 40cm, chia sao cho đều và đẹp mắt là được.
- Bước 2: Tiếp tục dùng máy khoan sắt khoan các lỗ trên 5 miếng tôn theo thứ tự một, hai, ba lỗ mỗi hàng bắt đầu từ cạnh nhỏ lên cạnh lớn.
- Bước 3: Bà con dùng máy hàn điện hàn 5 miếng tôn đã được khoan lỗ vào với nhau và tạo ra một hình lục giác từ các cạnh nhỏ, sau đó hàn ống tuýp vào vị trí hình ngũ giác đã được tạo ra bởi các cạnh nhỏ này để có được một chiếc ống hun hoàn chỉnh.
5.3. Làm trấu hun
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, bà con tiến hành cách làm trấu hun tại nhà theo các bước sau đây:
- Bước 1: Tạo ra một đống củi có kích thước vừa đủ để đặt được bên trong đáy lớn của ống hun trấu.
- Bước 2: Mồi lửa và đợi một lúc cho lửa đủ lớn thì dùng ống hun khói chụp lên đống củi đã mồi lửa và đang cháy.
- Bước 3: Dùng trấu tươi đổ xung quanh trụ ống hun, mỗi lượt đổ khoảng 5 bao trấu cho đến khi quan sát thấy phần trấu bên trong chuyển sang màu đen của tro, lúc này bà con hãy dùng xẻng để đảo trấu cho thật đều, sau đó vun lại như cũ.
- Bước 4: Sau 4 giờ hun liên tục, khi nhận thấy tất cả trấu đã chuyển sang màu đen thì bà con nhấc ống hun ra khỏi đống trấu rồi trải đều ra nền đất để giúp trấu hun nhanh nguội hơn.
- Bước 5: Tưới nhẹ nước lên đống trấu ủ thật đều cho đến khi chúng nguội hoàn toàn. Nếu áp dụng đúng các bước nêu trên, bà con sẽ thu được trấu hun với tỉ lệ chín lên đến 99%. Bước 6: Bà con thu gom và cất trữ sản phẩm thu được từ cách làm trấu hun tại nhà để sử dụng khi cần.
6. Sử dụng trấu hun đúng cách như thế nào?
Có thể thấy rằng, cách làm tro trấu hun tại nhà không hề phức tạp như nhiều bà con vẫn nghĩ, mặc dù vậy việc sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất lại là điều kh
6.1. Chỉ nên dùng trấu hun hoạt tính
Về cơ bản, trấu hun hoạt tính là loại trấu chỉ mới đốt qua một đợt lửa duy nhất và chưa từng được sử dụng, do đó chúng giữ lại hàm lượng lớn dinh dưỡng và sẽ hỗ trợ rất tích cực cho quá trình trồng trọt của bà con. Trong khi đó, trấu tro bếp thường đã được sử dụng nhiều lần nên không còn chứa nhiều dinh dưỡng, khi sử dụng sẽ không đem lại hiệu quả thiết thực và đôi khi còn gây hại cho cây trồng.
Đối với trấu hun hoạt tính, bà con có thể nhận biết các điểm khác biệt sau để tránh nhầm lẫn khi mua và sử dụng:
- Trấu hun hoạt tính: Bà con sờ thử thấy hạt trấu có kích thước lớn, khá chắc, màu đen sẫm, khi bóp nhẹ nghe thấy tiếng sột soạt.
- Trấu tro bếp: Có phần vỏ trấu màu đen, mịn, dạng tương tự như bột, màu trắng hoặc xám tro.
Những khác biệt này giúp bà con dễ dàng phân biệt và lựa chọn loại trấu phù hợp để hỗ trợ việc trồng trọt hiệu quả.
6.2. Bí quyết xử lý trấu hun trước khi sử dụng
Nếu bà con không áp dụng cách làm trấu hun để trồng cây tại nhà mà mua tại các cửa hàng, việc xử lý trước khi sử dụng là rất cần thiết để tránh tình trạng lẫn tạp chất, chất thải gây hại khiến cây trồng bị yếu, héo, chết… Theo khuyến nghị của các chuyên gia, bà con có thể xử lý trấu hun theo các bước sau đây:
- Bước 1: Trấu hun sau khi được mua về thì không đổ ra ngay mà để nguyên trong bao, sau đó dùng dao hoặc kéo cắt nhẹ phần đáy bao để tạo thành một lỗ nhỏ.
- Bước 2: Cho thật nhiều nước vào bên trong bao trấu từ miệng bao, chờ một thời gian cho nước rút hết xuống lỗ nhỏ vừa cắt rồi lại tiếp tục đổ thêm nước vào và lặp lại khoảng 2 – 3 lần. Quá trình này sẽ giúp rửa bớt các tạp chất bám trên vỏ trấu, điều khá thường gặp ở các loại trấu hun kém chất lượng.
- Bước 3: Trộn trấu hun đã được xử lý bằng nước với các chế phẩm EM, nấm đối kháng Trichoderma… để tăng thêm dinh dưỡng cũng như hiệu quả khi sử dụng.
- Bước 4: Sau khi phối trộn với các loại chế phẩm sinh học, bà con để hỗn hợp trong khoảng 7 – 10 ngày đến khi khô lại thì có thể mang ra sử dụng.
Chế phẩm EM hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như trộn làm thức ăn phòng bệnh cho tôm cá, pha với nước để phun khử mùi hôi phân, ủ phân hữu cơ, xử lý nước thải, và xử lý đáy ao thủy sản… Đặc biệt, việc kết hợp trấu hun với chế phẩm EM còn giúp bổ sung một lượng dinh dưỡng đáng kể, tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Chế phẩm Trichoderma là một loại nấm đối kháng có khả năng hỗ trợ cây trồng ngăn chặn, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, các tuyến trùng, nấm gây tình trạng thối rễ, lá xoăn, rụng hoa, quả… Khi kết hợp với trấu hun, bà con sẽ thu được một loại phân bón vừa giúp tăng cường dưỡng chất, vừa hỗ trợ cây trồng ngăn ngừa các loại bệnh dịch nguy hiểm.
6.3. Dùng trấu hun kết hợp với xơ dừa
Ngoài việc kết hợp với chế phẩm sinh học, bà con còn có thể sử dụng trấu hun phối hợp với xơ dừa để đạt hiệu quả tốt nhất, thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Làm sạch phần xơ dừa để loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn.
- Bước 2: Trộn đều các nguyên liệu với tỉ lệ 4 phần phân, 3 phần xơ dừa và 1 phần trấu.
- Bước 3: Đem ủ trong một vài ngày để kích thích sự phát triển của vi sinh vật có lợi trong đất, từ đó gia tăng hiệu quả và cung cấp thêm dinh dưỡng khi trồng trọt.
Trên đây là cách làm trấu hun cùng với một số thông tin thú vị về loại phân bón này. Hy vọng rằng đã cung cấp đủ thông tin cho bà con để tự sản xuất và sử dụng một cách hiệu quả trong quá trình trồng trọt.
Source: https://hemradio.com
Category : Mẹo hay cuộc sống
Cấp báo đển quý bạn đọc. Hiện nay, Hẻm cũng đang cũng đang rất cần chút chi phí để duy trì website này, để duy trì kho sách nói quý báu miễn phí cho mọi người, nhất là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. vẫn nghe mỗi ngày.
- - - - - - - - - -
Nhưng quý bạn cũng biết đấy, chúng tôi còn không muốn có không gian quảng cáo nhỏ nào (trừ khi quá bế tắc), mà chủ yếu nương nhờ vào sự hào phóng của những cá nhân như bạn để trả tiền cho các dự án máy chủ, nhân viên và bảo quản dữ liệu, những cuộc tấn công mạng mỗi ngày. Những tặng phí của quý bạn dù nhỏ hay lớn đều cực kỳ ý nghĩa với anh em chúng tôi, thực sự rất lớn, rất có ý nghĩa.
Xem chi tiết dòng tâm sự từ Admin Hẻm Radio, và những kêu gọi khẩn thiết để duy trì website, và Donate tại đây.