Con lai Mỹ, tìm cha là cựu binh

Số con lai giữa những người phụ nữ Việt Nam với những người Mỹ tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam là hàng vạn người. Sau chiến tranh đã có chương trình đưa số con lai này cùng những người thân Việt Nam sang Mỹ, tuy nhiên sau khi sang quê cha, rất nhiều đứa con lai không thể tìm được người sinh ra mình.

Bài viết dưới đây của James Dao, đăng trên tờ báo hàng đầu nước Mỹ, New York Times số ra ngày 15 tháng 9 năm 2013, với tên nguyên bản là “Vietnam Legacy: Finding G.I Fathers, and Children Left Behind”.

Ngay sau khi rời Việt Nam năm 1970, chuyên gia quân đội Mỹ James Copeland nhận được một lá thư từ bạn gái người Việt. Cô có mang, lá thư viết, và Copeland là bố đứa trẻ.

Vết sẹo chiến tranh

Lá thư làm Copeland chấn động. Ông lập tức đăng ký trở lại Việt Nam. Nhưng vào thời điểm đó, Mỹ muốn giảm bớt số lượng binh sĩ tại Việt Nam, nên Copeland chỉ còn biết chờ đợi. Khi chế độ Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, ông mất luôn liên lạc với người bạn gái. Copeland tìm được việc làm ở một công ty nhựa tại miền bắc Mississipipi và lập gia đình. Nhưng một câu hỏi cứ mãi lởn vởn trong đầu ông: Liệu có thật sự ông đã có một người con ở Việt Nam?

Treo băng – rôn và những thông tin để tìm kiếm cha cho những người con lai

“Tôi đã lãng quên nhiều ký ức về Việt Nam, nhưng riêng điều này thì không thể quên” – ông Copeland, 67 tuổi, nói.

Vào năm 2011, Copeland quyết định đi tìm câu trả lời, khi biết rằng có nhiều những cựu binh Mỹ khác đã từ chối, hoặc giữ bí mật hoặc cố tình quên lãng một sự thật rằng họ đã để lại những đứa trẻ mang nửa dòng máu Mỹ phía sau cuộc chiến.

Những câu chuyện của họ là một phần di sản bị lãng quên trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Song với nhiều cựu binh Mỹ và những đứa trẻ lai Mỹ-Việt, nhu cầu tìm lại nhau đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Những cựu binh này hiện đã hầu hết ở độ tuổi 70. Nhiều người đã nghỉ hưu hoặc không còn minh mẫn và mong muốn được xóa đi những vết sẹo chiến tranh vẫn đang dằn vặt họ.

Và đối với những đứa trẻ bị bỏ lại, họ mong mỏi được biết về một nửa dòng máu mà họ mang trong người. “Tôi cần biết được về người cha của mình”, Trịnh Trần, 46 tuổi, một chuyên gia địa ốc tại Houston – người vẫn đang tìm kiếm trong tuyệt vọng về người cha cựu binh của mình. “Tôi luôn bị chìm trong cảm giác mình sẽ không tồn tại trong cuộc đời, nếu không có ông”.

Theo một số thống kê, có khoảng 10.000 nhân viên quân đội Mỹ đã để lại giọt máu của mình với bạn gái người Việt trong chiến tranh. Một số đứa trẻ được kết tinh từ mối quan hệ tình cảm lâu dài giữa ông bố Mỹ và người mẹ Việt – điều mà những cựu binh Mỹ tại Iraq hay Afghanistan không thể tưởng tượng nổi vì họ bị hạn chế quan hệ với người bản địa ở mức tối thiểu. Một số em bé được sinh ra trong những cuộc tình một đêm. Chỉ có rất ít những ông bố Mỹ đã gặp con của mình, và còn ít người hơn đã nỗ lực đưa con về Mỹ.

Sau chiến tranh, những đứa trẻ lai – thường được gọi là Mỹ gốc Á – phải chịu sự kỳ thị và sống nghèo khổ. Năm 1987, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật cấp quyền di cư đặc biệt cho những người Mỹ gốc Á. Kể từ đó, hơn 21.000 con lai Mỹ, cùng hơn 55.000 thân nhân, đã chuyển đến Mỹ sinh sống theo chương trình di cư này. Khoảng vài nghìn người khác đã di cư đến Mỹ theo các chương trình khác. Nhiều người trong số này mong mỏi được đoàn tụ với người bố Mỹ sau khi di cư. Nhưng chính quyền Mỹ đã không giúp thúc đẩy điều đó, và chỉ có một phần rất nhỏ – chưa đầy 5% – đã tìm gặp được bố của mình.

Nhưng điều đó không khiến họ nản chí. Nhiều người Mỹ gốc Á vẫn tiếp tục tìm kiếm, dù nhiều khi chỉ có trong tay cái tên xa lạ của người cha, những ký ức mù mờ từ câu chuyện kể của mẹ và các bức ảnh đã ố vàng.

Một vài cựu binh Mỹ cũng đang trong hành trình tìm kiếm tương tự, vật lộn trong cảm giác tội lỗi, hối hận, với mong muốn tìm lại những đứa con đã bỏ rơi. “Nó giống như một người mẹ đã bị buộc phải cho đi con mình. Bạn không bao giờ có thể ngừng nghĩ về nó” – George Pettitt từ Wales Center, New York, nói.

Ông Pettitt, 63 tuổi, đã đăng ký nhập ngũ sau khi rời trung học và đến Việt Nam khi mới 19 tuổi. Trong một năm tại ngũ, Pettitt đã có mối tình chóng vánh với cô gái Việt trông nom việc giặt là cho binh sĩ. Ít lâu sau, cô gái có bầu. “Tôi chỉ muốn có một khoảng thời gian vui vẻ, chứ không hề muốn làm cô ấy có con”

Sau khi giải ngũ, Pettitt trở về New York, mất liên hệ với người bạn gái Việt, làm nghề lái xe tải và lập gia đình. Nhưng khi nghỉ hưu vì lý do sức khỏe năm 2000, ông đã bị ám ảnh bởi ký ức về đứa trẻ đã bỏ lại trong cuộc chiến – một cậu con trai, Pettitt tin chắc như vậy. Ông đã thuê một người đi tìm lại con ở Việt Nam, nhưng hầu như không thể. Năm 2013, một phụ nữ ở Virginia gọi và nói có thể chồng bà ta là con trai ông. Song kết quả xét nghiệm DNA không trùng khớp.

“Tôi đã hy vọng biết bao rằng đó là con mình. Tôi cảm thấy vô cùng tội lỗi”.

Câu chuyện của những người con lai

Cường Lưu được sinh ra ở Việt Nam, là con của một binh sĩ Mỹ và một cô gái làm nghề dọn dẹp tại khu chung cư. Người lính Mỹ đã rời Việt Nam trước khi Lưu được sinh ra, và mẹ của anh mất liên hệ với người bố. Sau đó, bà thành hôn với một người Mỹ làm việc cho quân đội. Người cha dượng đã chuyển cả gia đình đến đảo Virgin khi Lưu còn là một đứa trẻ.

Cuộc đoàn tụ của cha con Cường Lưu – Magee

Lưu được thừa hưởng dáng vẻ bề ngoài của người cha ruột da trắng. Song điều này khiến cậu khổ sở vì thường xuyên bị chọc ghẹo khi lớn lên tại khu dân cư của cộng đồng da đen ở St Thomas. Mẹ của Lưu cũng bỏ bê con mình, có thể vì cậu gợi lại những ký ức mà bà muốn lãng quên.

Khi lên 9, Lưu được gửi đến khu giáo dưỡng trẻ em hư hỏng. Ở độ tuổi 17, cậu gia nhập nhóm thanh niên lêu lổng ngoài đường, bán chất gây nghiện marijuana. Năm 20 tuổi, Lưu bị bỏ tù vì tội dùng súng cướp của. Khi được thả, người em gái cùng mẹ khác cha đã đưa Lưu đến Baltimore, nơi cậu lại tiếp tục bán ma túy.

Nhưng sau đó, Lưu có con gái với người tình, và một điều gì đó tốt đẹp đã thay đổi tâm hồn Lưu. “Tôi vô cùng lo lắng rằng tôi có thể phải quay lại nhà giam và không được thấy con bé nữa” – Lưu nói về cô con gái Cara, 4 tuổi.

Luôn bị ám ảnh về nguồn gốc của mình, Lưu quyết định phải tìm bằng được người cha ruột để có thể định hướng lại cuộc sống. “Tôi cần phải nhìn thấy ông ấy, bằng xương, bằng thịt” – Lưu, 41 tuổi, nói.
Mong ước này dần trở thành nỗi ám ảnh. Lưu đã dành hàng đêm bên máy tính, truy tìm người cha ruột trong vô vọng cho đến khi phát hiện ra rằng tên của cha ông đã bị mẹ phát âm sai: Đó là Jack Magee, chứ không phải McGee.

Lưu phát hiện ra một người có tên Jack Magee trong danh sách các cựu binh, và qua Facebook, đã liên lạc được người đồng ngũ khác từng phục vụ trong cùng đơn vị. “Anh muốn gì từ Jack Magee?” – người đàn ông hỏi. “Tôi chỉ muốn có một người bố”, Lưu đáp lại. Không lâu sau đó, người đàn ông trên viết cho Lưu: “Cha anh muốn gặp anh”.

Lưu đã thực hiện xét nghiệm DNA và kết quả trùng khớp. Vào tháng 11, ông Magee – một giáo viên về hưu tại Nam California – đã đến thăm Lưu vào đúng ngày sinh nhật. Mối liên hệ lạ kỳ của tình cha con ruột thịt đã được thiết lập giữa họ, dù vẫn bị những hố sâu thời gian, làm xa cách.

Ông Magee giờ đây gọi điện cho cậu con trai mới tìm lại được hàng tuần, để đảm bảo Lưu vẫn làm công việc dọn dẹp các phòng bệnh viện tại Baltimore. Ông cho chuyển một chiếc ô tô Toyota Corolla đã qua sử dụng từ California đến cho Lưu, người vẫn phải sử dụng xe buýt đi làm.

Lưu cảm thấy mạnh mẽ hơn khi đã tìm lại được người cha ruột. Nhưng rồi Lưu cũng nhận ra điều đó chẳng giúp giải quyết được những vấn đề mà anh đang đối mặt. Làm cách nào một cựu tù nhân như anh có thể cải thiện cuộc sống? Đi học đại học ư? Hay khởi nghiệp kinh doanh? Sức cám dỗ tài chính từ việc bán ma túy một lần nữa lại trỗi dậy.

“Tôi ước gì tôi có thể gặp được cha mình sớm hơn. Ông ấy có thể dạy tôi nhiều điều” – Lưu day dứt.
Tìm được cha, không có nghĩa tìm được yêu thương.

Những bức ảnh ghi lại các cuộc đoàn tụ

Brian Hjort, môt người Đan Mạch, đã giúp Lưu và những người con gốc Việt khác tìm lại cha mình, cho rằng những người Mỹ gốc Á thường ấp ủ kỳ vọng quá lớn trong việc gặp cha, vì nghĩ rằng điều đó sẽ giúp hàn gắn những vết thương tình cảm quá sâu của việc “là đứa con lai bị bỏ rơi”. Nhưng những người cha Mỹ cựu binh mà họ gặp lại thường đã không còn minh mẫn hoặc đều rơi vào khó khăn tài chính. Đôi khi, ngay cả tình cảm cha con giữa họ cũng không tròn vẹn. “Tôi cố gắng nói với họ rằng tôi không thể đảm bảo về tình yêu thương. Tôi chỉ có thể giúp tìm cha cho họ”.

Ông Hjort, 42 tuổi, là một trong những người đang tận tâm giúp những người Mỹ gốc Á tìm lại cha của mình, mà đa phần ông làm việc thiện nguyện. Vốn là một họa sĩ công nghiệp từ Copenhagen, ông đã lần đầu tiên gặp những người Mỹ gốc Á khi đến thăm Việt Nam và Philippines 2 thập kỷ trước, và bị sốc trước cuộc sống nghèo khổ của họ.

Một trong số những người này đề nghị Hjort tìm giúp cha mình, và ngay cả Hjort cũng ngạc nhiên về chính mình khi đã tìm ra được cựu binh Mỹ đó dù ông không hề có bất cứ kiến thức nào về các dữ liệu quân đội. Thông tin về sự thành công của Hjort đã lan nhanh trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, và ông đã nhận được hàng loạt đề nghị giúp tìm cha.

Hjort đã tạo ra địa chỉ trang mạng fatherfounded.org để dễ dàng liên lạc hơn với những người con lai Mỹ-Á. Hjort đã giúp hàng chục cặp cha con đoàn tụ với nhau. Tuy nhiên, mọi việc không phải khi nào cũng dễ dàng. Một vài cựu binh đã qua đời. Nhiều người khác đơn thuần là không muốn tiếp chuyện. Thậm chí, vài người còn dọa sẽ kiện Hjort. Tuy nhiên, danh tiếng của Hjort vang xa, khiến nhiều cựu binh Mỹ bắt đầu tìm đến anh để mong được gặp lại con mình. Trong số đó có James Copeland.

Năm 2011, Copeland, khi đó đã nghỉ hưu, bắt đầu đọc được thông tin về cuộc sống khốn khổ của những người con lai Mỹ-Á. Không chút chần chừ, ông bắt đầu chiến dịch đi tìm con mình. Ông đã tìm thấy trang mạng của Hjort và trả chi phí để đề nghị Hjort đến Việt Nam.

Với hành trang chỉ có vài cái tên tiếng Việt và một bản đồ đã cũ nát, Hjort tìm đến ngôi làng nơi Copeland đã đồn trú và tìm được anh trai của người phụ nữ Mỹ-Á hiện đang sống ở Mỹ mà ông tin là con gái của Copeland.

Hjort gửi ảnh của người phụ nữ và mẹ của cô đến cho Copeland. Tim Copeland như ngừng đập: Người phụ nữ trong ảnh là bạn gái cũ của ông. Tay Copeland run rẩy khi quay số của con gái, và hỏi: “Có phải đây là số của Tiffany Nguyễn?”

Trong vài ngày sau đó, ông lần dầu tiên được gặp con gái, nơi cô đang sống cùng mẹ và ba con trai tại Reading, nơi Tiffany Nguyễn điều hành một cửa hàng làm nail ở Walmart. Nguyễn và ba cậu con trai đã đến nghỉ lễ Phục sinh 2011 cùng Copeland tại Mississippi. Có những đêm họ thức trắng để trò chuyện. Tiffany kể cho cha nghe về khoảng thời gian khó khăn khi hai mẹ con cô đến Mỹ, về những lần cô tư lự không rõ liệu một trong những khách hàng đến siêu thị kia có phải là cha mình. “Tôi đã có thể ngủ ngon hơn” – Copeland nói.

Nhưng việc đoàn tụ với cô con gái gốc Việt lại mang đến cho ông những thách thức mới. Vợ của Copeland giận dữ khi biết tin và yêu cầu ông không được thăm con gái. Copeland không đồng ý, vì Tiffany Nguyễn là đứa con ruột duy nhất ông có. Sau 37 năm kết hôn, Copeland và vợ đã ly thân và chuẩn bị ly hôn.

Copeland giờ đã gia nhập nhóm chuyên gia “giúp tìm cha” của Hjort, với nhiệm vụ liên lạc với các cựu binh Mỹ mà họ tin là cha của một người Mỹ-Á. Với giọng nói điềm tĩnh, Copeland kể cho họ nghe câu chuyện của chính ông, và khuyến khích họ đối diện với khả năng, giống như ông, đã có một đứa con tại Việt Nam.

Nhưng nếu họ cúp máy, ông sẽ tiếp tục để lại tin nhắn – cho những đứa con, cho vợ của các cựu binh này – trên máy tự động. Họ cần phải biết, ông nói.

“Nhiều người chỉ muốn sống tiếp và quên lãng đi quá khứ tại Việt Nam. Tôi không biết vì sao họ làm được như vậy. Nhưng có rất nhiều người như thế. Họ chỉ muốn lãng quên”./.

Bài viết dưới đây của James Dao, đăng trên tờ báo hàng đầu nước Mỹ, New York Times số ra ngày 15 tháng 9 năm 2013, với tên nguyên bản là “Vietnam Legacy: Finding G.I Fathers, and Children Left Behind”.Ngay sau khi rời Việt Nam năm 1970, chuyên gia quân đội Mỹ James Copeland nhận được một lá thư từ bạn gái người Việt. Cô có mang, lá thư viết, và Copeland là bố đứa trẻ.Lá thư làm Copeland chấn động. Ông lập tức đăng ký trở lại Việt Nam. Nhưng vào thời điểm đó, Mỹ muốn giảm bớt số lượng binh sĩ tại Việt Nam, nên Copeland chỉ còn biết chờ đợi. Khi chế độ Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, ông mất luôn liên lạc với người bạn gái. Copeland tìm được việc làm ở một công ty nhựa tại miền bắc Mississipipi và lập gia đình. Nhưng một câu hỏi cứ mãi lởn vởn trong đầu ông: Liệu có thật sự ông đã có một người con ở Việt Nam?“Tôi đã lãng quên nhiều ký ức về Việt Nam, nhưng riêng điều này thì không thể quên” – ông Copeland, 67 tuổi, nói.Vào năm 2011, Copeland quyết định đi tìm câu trả lời, khi biết rằng có nhiều những cựu binh Mỹ khác đã từ chối, hoặc giữ bí mật hoặc cố tình quên lãng một sự thật rằng họ đã để lại những đứa trẻ mang nửa dòng máu Mỹ phía sau cuộc chiến.Những câu chuyện của họ là một phần di sản bị lãng quên trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Song với nhiều cựu binh Mỹ và những đứa trẻ lai Mỹ-Việt, nhu cầu tìm lại nhau đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Những cựu binh này hiện đã hầu hết ở độ tuổi 70. Nhiều người đã nghỉ hưu hoặc không còn minh mẫn và mong muốn được xóa đi những vết sẹo chiến tranh vẫn đang dằn vặt họ.Và đối với những đứa trẻ bị bỏ lại, họ mong mỏi được biết về một nửa dòng máu mà họ mang trong người. “Tôi cần biết được về người cha của mình”, Trịnh Trần, 46 tuổi, một chuyên gia địa ốc tại Houston – người vẫn đang tìm kiếm trong tuyệt vọng về người cha cựu binh của mình. “Tôi luôn bị chìm trong cảm giác mình sẽ không tồn tại trong cuộc đời, nếu không có ông”.Theo một số thống kê, có khoảng 10.000 nhân viên quân đội Mỹ đã để lại giọt máu của mình với bạn gái người Việt trong chiến tranh. Một số đứa trẻ được kết tinh từ mối quan hệ tình cảm lâu dài giữa ông bố Mỹ và người mẹ Việt – điều mà những cựu binh Mỹ tại Iraq hay Afghanistan không thể tưởng tượng nổi vì họ bị hạn chế quan hệ với người bản địa ở mức tối thiểu. Một số em bé được sinh ra trong những cuộc tình một đêm. Chỉ có rất ít những ông bố Mỹ đã gặp con của mình, và còn ít người hơn đã nỗ lực đưa con về Mỹ.Sau chiến tranh, những đứa trẻ lai – thường được gọi là Mỹ gốc Á – phải chịu sự kỳ thị và sống nghèo khổ. Năm 1987, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật cấp quyền di cư đặc biệt cho những người Mỹ gốc Á. Kể từ đó, hơn 21.000 con lai Mỹ, cùng hơn 55.000 thân nhân, đã chuyển đến Mỹ sinh sống theo chương trình di cư này. Khoảng vài nghìn người khác đã di cư đến Mỹ theo các chương trình khác. Nhiều người trong số này mong mỏi được đoàn tụ với người bố Mỹ sau khi di cư. Nhưng chính quyền Mỹ đã không giúp thúc đẩy điều đó, và chỉ có một phần rất nhỏ – chưa đầy 5% – đã tìm gặp được bố của mình.Nhưng điều đó không khiến họ nản chí. Nhiều người Mỹ gốc Á vẫn tiếp tục tìm kiếm, dù nhiều khi chỉ có trong tay cái tên xa lạ của người cha, những ký ức mù mờ từ câu chuyện kể của mẹ và các bức ảnh đã ố vàng.Một vài cựu binh Mỹ cũng đang trong hành trình tìm kiếm tương tự, vật lộn trong cảm giác tội lỗi, hối hận, với mong muốn tìm lại những đứa con đã bỏ rơi. “Nó giống như một người mẹ đã bị buộc phải cho đi con mình. Bạn không bao giờ có thể ngừng nghĩ về nó” – George Pettitt từ Wales Center, New York, nói.Ông Pettitt, 63 tuổi, đã đăng ký nhập ngũ sau khi rời trung học và đến Việt Nam khi mới 19 tuổi. Trong một năm tại ngũ, Pettitt đã có mối tình chóng vánh với cô gái Việt trông nom việc giặt là cho binh sĩ. Ít lâu sau, cô gái có bầu. “Tôi chỉ muốn có một khoảng thời gian vui vẻ, chứ không hề muốn làm cô ấy có con”Sau khi giải ngũ, Pettitt trở về New York, mất liên hệ với người bạn gái Việt, làm nghề lái xe tải và lập gia đình. Nhưng khi nghỉ hưu vì lý do sức khỏe năm 2000, ông đã bị ám ảnh bởi ký ức về đứa trẻ đã bỏ lại trong cuộc chiến – một cậu con trai, Pettitt tin chắc như vậy. Ông đã thuê một người đi tìm lại con ở Việt Nam, nhưng hầu như không thể. Năm 2013, một phụ nữ ở Virginia gọi và nói có thể chồng bà ta là con trai ông. Song kết quả xét nghiệm DNA không trùng khớp.“Tôi đã hy vọng biết bao rằng đó là con mình. Tôi cảm thấy vô cùng tội lỗi”.Cường Lưu được sinh ra ở Việt Nam, là con của một binh sĩ Mỹ và một cô gái làm nghề dọn dẹp tại khu chung cư. Người lính Mỹ đã rời Việt Nam trước khi Lưu được sinh ra, và mẹ của anh mất liên hệ với người bố. Sau đó, bà thành hôn với một người Mỹ làm việc cho quân đội. Người cha dượng đã chuyển cả gia đình đến đảo Virgin khi Lưu còn là một đứa trẻ.Lưu được thừa hưởng dáng vẻ bề ngoài của người cha ruột da trắng. Song điều này khiến cậu khổ sở vì thường xuyên bị chọc ghẹo khi lớn lên tại khu dân cư của cộng đồng da đen ở St Thomas. Mẹ của Lưu cũng bỏ bê con mình, có thể vì cậu gợi lại những ký ức mà bà muốn lãng quên.Khi lên 9, Lưu được gửi đến khu giáo dưỡng trẻ em hư hỏng. Ở độ tuổi 17, cậu gia nhập nhóm thanh niên lêu lổng ngoài đường, bán chất gây nghiện marijuana. Năm 20 tuổi, Lưu bị bỏ tù vì tội dùng súng cướp của. Khi được thả, người em gái cùng mẹ khác cha đã đưa Lưu đến Baltimore, nơi cậu lại tiếp tục bán ma túy.Nhưng sau đó, Lưu có con gái với người tình, và một điều gì đó tốt đẹp đã thay đổi tâm hồn Lưu. “Tôi vô cùng lo lắng rằng tôi có thể phải quay lại nhà giam và không được thấy con bé nữa” – Lưu nói về cô con gái Cara, 4 tuổi.Luôn bị ám ảnh về nguồn gốc của mình, Lưu quyết định phải tìm bằng được người cha ruột để có thể định hướng lại cuộc sống. “Tôi cần phải nhìn thấy ông ấy, bằng xương, bằng thịt” – Lưu, 41 tuổi, nói.Mong ước này dần trở thành nỗi ám ảnh. Lưu đã dành hàng đêm bên máy tính, truy tìm người cha ruột trong vô vọng cho đến khi phát hiện ra rằng tên của cha ông đã bị mẹ phát âm sai: Đó là Jack Magee, chứ không phải McGee.Lưu phát hiện ra một người có tên Jack Magee trong danh sách các cựu binh, và qua Facebook, đã liên lạc được người đồng ngũ khác từng phục vụ trong cùng đơn vị. “Anh muốn gì từ Jack Magee?” – người đàn ông hỏi. “Tôi chỉ muốn có một người bố”, Lưu đáp lại. Không lâu sau đó, người đàn ông trên viết cho Lưu: “Cha anh muốn gặp anh”.Lưu đã thực hiện xét nghiệm DNA và kết quả trùng khớp. Vào tháng 11, ông Magee – một giáo viên về hưu tại Nam California – đã đến thăm Lưu vào đúng ngày sinh nhật. Mối liên hệ lạ kỳ của tình cha con ruột thịt đã được thiết lập giữa họ, dù vẫn bị những hố sâu thời gian, làm xa cách.Ông Magee giờ đây gọi điện cho cậu con trai mới tìm lại được hàng tuần, để đảm bảo Lưu vẫn làm công việc dọn dẹp các phòng bệnh viện tại Baltimore. Ông cho chuyển một chiếc ô tô Toyota Corolla đã qua sử dụng từ California đến cho Lưu, người vẫn phải sử dụng xe buýt đi làm.Lưu cảm thấy mạnh mẽ hơn khi đã tìm lại được người cha ruột. Nhưng rồi Lưu cũng nhận ra điều đó chẳng giúp giải quyết được những vấn đề mà anh đang đối mặt. Làm cách nào một cựu tù nhân như anh có thể cải thiện cuộc sống? Đi học đại học ư? Hay khởi nghiệp kinh doanh? Sức cám dỗ tài chính từ việc bán ma túy một lần nữa lại trỗi dậy.“Tôi ước gì tôi có thể gặp được cha mình sớm hơn. Ông ấy có thể dạy tôi nhiều điều” – Lưu day dứt.Tìm được cha, không có nghĩa tìm được yêu thương.Brian Hjort, môt người Đan Mạch, đã giúp Lưu và những người con gốc Việt khác tìm lại cha mình, cho rằng những người Mỹ gốc Á thường ấp ủ kỳ vọng quá lớn trong việc gặp cha, vì nghĩ rằng điều đó sẽ giúp hàn gắn những vết thương tình cảm quá sâu của việc “là đứa con lai bị bỏ rơi”. Nhưng những người cha Mỹ cựu binh mà họ gặp lại thường đã không còn minh mẫn hoặc đều rơi vào khó khăn tài chính. Đôi khi, ngay cả tình cảm cha con giữa họ cũng không tròn vẹn. “Tôi cố gắng nói với họ rằng tôi không thể đảm bảo về tình yêu thương. Tôi chỉ có thể giúp tìm cha cho họ”.Ông Hjort, 42 tuổi, là một trong những người đang tận tâm giúp những người Mỹ gốc Á tìm lại cha của mình, mà đa phần ông làm việc thiện nguyện. Vốn là một họa sĩ công nghiệp từ Copenhagen, ông đã lần đầu tiên gặp những người Mỹ gốc Á khi đến thăm Việt Nam và Philippines 2 thập kỷ trước, và bị sốc trước cuộc sống nghèo khổ của họ.Một trong số những người này đề nghị Hjort tìm giúp cha mình, và ngay cả Hjort cũng ngạc nhiên về chính mình khi đã tìm ra được cựu binh Mỹ đó dù ông không hề có bất cứ kiến thức nào về các dữ liệu quân đội. Thông tin về sự thành công của Hjort đã lan nhanh trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, và ông đã nhận được hàng loạt đề nghị giúp tìm cha.Hjort đã tạo ra địa chỉ trang mạng fatherfounded.org để dễ dàng liên lạc hơn với những người con lai Mỹ-Á. Hjort đã giúp hàng chục cặp cha con đoàn tụ với nhau. Tuy nhiên, mọi việc không phải khi nào cũng dễ dàng. Một vài cựu binh đã qua đời. Nhiều người khác đơn thuần là không muốn tiếp chuyện. Thậm chí, vài người còn dọa sẽ kiện Hjort. Tuy nhiên, danh tiếng của Hjort vang xa, khiến nhiều cựu binh Mỹ bắt đầu tìm đến anh để mong được gặp lại con mình. Trong số đó có James Copeland.Năm 2011, Copeland, khi đó đã nghỉ hưu, bắt đầu đọc được thông tin về cuộc sống khốn khổ của những người con lai Mỹ-Á. Không chút chần chừ, ông bắt đầu chiến dịch đi tìm con mình. Ông đã tìm thấy trang mạng của Hjort và trả chi phí để đề nghị Hjort đến Việt Nam.Với hành trang chỉ có vài cái tên tiếng Việt và một bản đồ đã cũ nát, Hjort tìm đến ngôi làng nơi Copeland đã đồn trú và tìm được anh trai của người phụ nữ Mỹ-Á hiện đang sống ở Mỹ mà ông tin là con gái của Copeland.Hjort gửi ảnh của người phụ nữ và mẹ của cô đến cho Copeland. Tim Copeland như ngừng đập: Người phụ nữ trong ảnh là bạn gái cũ của ông. Tay Copeland run rẩy khi quay số của con gái, và hỏi: “Có phải đây là số của Tiffany Nguyễn?”Trong vài ngày sau đó, ông lần dầu tiên được gặp con gái, nơi cô đang sống cùng mẹ và ba con trai tại Reading, nơi Tiffany Nguyễn điều hành một cửa hàng làm nail ở Walmart. Nguyễn và ba cậu con trai đã đến nghỉ lễ Phục sinh 2011 cùng Copeland tại Mississippi. Có những đêm họ thức trắng để trò chuyện. Tiffany kể cho cha nghe về khoảng thời gian khó khăn khi hai mẹ con cô đến Mỹ, về những lần cô tư lự không rõ liệu một trong những khách hàng đến siêu thị kia có phải là cha mình. “Tôi đã có thể ngủ ngon hơn” – Copeland nói.Nhưng việc đoàn tụ với cô con gái gốc Việt lại mang đến cho ông những thách thức mới. Vợ của Copeland giận dữ khi biết tin và yêu cầu ông không được thăm con gái. Copeland không đồng ý, vì Tiffany Nguyễn là đứa con ruột duy nhất ông có. Sau 37 năm kết hôn, Copeland và vợ đã ly thân và chuẩn bị ly hôn.Copeland giờ đã gia nhập nhóm chuyên gia “giúp tìm cha” của Hjort, với nhiệm vụ liên lạc với các cựu binh Mỹ mà họ tin là cha của một người Mỹ-Á. Với giọng nói điềm tĩnh, Copeland kể cho họ nghe câu chuyện của chính ông, và khuyến khích họ đối diện với khả năng, giống như ông, đã có một đứa con tại Việt Nam.Nhưng nếu họ cúp máy, ông sẽ tiếp tục để lại tin nhắn – cho những đứa con, cho vợ của các cựu binh này – trên máy tự động. Họ cần phải biết, ông nói.“Nhiều người chỉ muốn sống tiếp và quên lãng đi quá khứ tại Việt Nam. Tôi không biết vì sao họ làm được như vậy. Nhưng có rất nhiều người như thế. Họ chỉ muốn lãng quên”./.

Đánh giá của bạn
Các bạn nếu không nghe được audio, vui lòng gửi thông báo ở phần bình luận bên dưới. Ad sẽ chỉnh sửa trong thời gian sớm nhất, thanks các bạn nhiều nhiều !

Cấp báo đển quý bạn đọc. Hiện nay, Hẻm cũng đang cũng đang rất cần chút chi phí để duy trì website này, để duy trì kho sách nói quý báu miễn phí cho mọi người, nhất là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. vẫn nghe mỗi ngày.

- - - - - - - - - -

Nhưng quý bạn cũng biết đấy, chúng tôi còn không muốn có không gian quảng cáo nhỏ nào (trừ khi quá bế tắc), mà chủ yếu nương nhờ vào sự hào phóng của những cá nhân như bạn để trả tiền cho các dự án máy chủ, nhân viên và bảo quản dữ liệu, những cuộc tấn công mạng mỗi ngày. Những tặng phí của quý bạn dù nhỏ hay lớn đều cực kỳ ý nghĩa với anh em chúng tôi, thực sự rất lớn, rất có ý nghĩa.

Xem chi tiết dòng tâm sự từ Admin Hẻm Radio, và những kêu gọi khẩn thiết để duy trì website, và Donate tại đây.

Đăng ký
Thông báo để xem
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
Xen tất cả bình luận
Back to top button