Cách làm nến ly cốc (đèn cầy ly) từ sáp gel trong (sáp rau câu)

Click vào ảnh lớn để zoomCÁCH LÀM NẾN LY CỐC (ĐÈN CẦY LY) TỪ SÁP GEL TRONG (SÁP RAU CÂU, SÁP SƯƠNG SA):

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA NẾN SÁP GEL TRONG:

a) Ưu điểm:

– Nhờ sáp gel trong suốt, nên ánh sáng lung linh hơn.

b) Nhược điểm:

– Sáp gel nấu từ dầu paraffin và bột nhựa/cao su, nên gây khói nhiều hơn các loại sáp khác.

– Nếu làm nhiều lớp màu sắc khác nhau, thì theo thời gian, màu nổi trội nhất, thường là màu đỏ, sẽ dần dần hòa tan các màu còn lại.

– Sáp gel giữ mùi kém, khiến mùi nhanh bay hơi → Không phù hợp làm nến thơm.

– Khi nến ly sáp gel bị đặt nghiêng, dây tim/bấc sẽ bị nghiêng theo. Khi nến ly sáp gel bị đặt úp ngược, sáp gel sẽ bị đổ tràn ra ngoài.

– → Khi vận chuyển, cần đặt đứng ly nến.

– Để thời gian lâu: sẽ bị rỉ dầu trên bề mặt sáp gel; và do sáp gel rất mềm, nên dây tim/bấc sẽ bị nghiêng.

– → Không làm hàng sẵn trữ thời gian lâu.

– Khi thắp gần hết sáp gel, ngọn lửa thường phựt lớn, gây nguy hiểm cho xung quanh, và làm nứt vỡ ly thủy tinh.

– → Không thắp đến hết sáp gel. Tắt trước khi gần hết sáp gel.

 

B. VẬT LIỆU:

1. Sáp gel trong (sáp rau câu, sáp sương sa): /ct/chi-tiet/2578/Sáp gel trong, sáp rau câu.html.

2. Bột màu tan trong dầu (nếu làm nến màu): /ct/chi-tiet/3255/Màu dùng cho sáp nến.html.

3. Dây tim/bấc sáp: /ct/chi-tiet/2595/Tim/bấc sáp.html.

4. Đế tim/bấc: /ct/chi-tiet/2572/Đế tim/bấc.html.

5. Keo dán đế tim/bấc: keo 502, keo cây silicon.

 

6. Ly hũ thủy tinh: /sp/danh-sach/24/v=0/Ly hũ thủy tinh.html.

– Ly cốc loe ra như chữ V: ít bám khói, dễ rửa sạch khi cần sử dụng lại.

7. Tem decal (nếu làm nến cúng): /sp/danh-sach/1582/v=0/Tem decal.html.

8. Kim tuyến (nếu muốn trang trí): /sp/danh-sach/490/v=0/Kim tuyến.html.

9. Màng co (nếu muốn đóng cặp): /ct/chi-tiet/3130/Màng co.html.

C. DỤNG CỤ:

1. Bếp: có thể điều chỉnh độ nóng (bếp gas, bếp điện từ).

2. Nồi nấu sáp: nồi nhôm, nồi inox … (nồi phù hợp với bếp).

3. Ấm nhỏ hoặc ca có muôi rót, để điều tiết được lượng sáp.

– Ấm nhôm nhỏ (vừa cầm tay): /ct/chi-tiet/2295/Ấm nhôm.html.

Ca inox 1,3 lít (đun trực tiếp trên bếp): /ct/chi-tiet/2652/Ca inox (inox 201).html.

– Quánh inox 600 ml (đun trực tiếp trên bếp, hoặc đun cách thủy): /ct/chi-tiet/3622/Quánh inox (inox 304 cao cấp).html.

4. Kềm bấm đế tim/bấc: /ct/chi-tiet/3410/Kềm bấm đế.html.

5. Kẹp dài hoặc chiếc đũa (để giữ thẳng dây tim/bấc): /ct/chi-tiet/3017/Kẹp giữ dây tim/bấc.html.

6. Máy sấy tóc: nếu dùng màng co để đóng gói nến.


D. THỰC HIỆN:

1. Cắt dây tim/bấc cao hơn miệng ly cốc khoảng 1 cm cho dễ kẹp.

2. Xỏ dây tim/bấc vào đế sắt, dùng kềm bấm đế lại.

3. Trét keo dán vào đế tim/bấc, rồi đặt ngay giữa ly cốc.

4. Sau khi keo dán đế đã khô, dùng kẹp dài kẹp đầu dây tim/bấc, để giữ dây thẳng.


5. Nấu chảy lỏng sáp.

– Để lửa nhỏ hoặc đun cách thủy, thấy sáp vừa chảy lỏng ra là được.

– Nhiệt độ nóng chảy của sáp gel chỉ khoảng 50 độ C, nên rất nhanh tan chảy.

Lưu ý: Không đun nấu ở nhiệt độ cao, so với nhiệt độ nóng chảy của sáp.

Lưu ý: Không đun nấu thời gian lâu, để tránh tích nhiệt làm gia tăng nhiệt độ.

Lưu ý: Vì sẽ làm sáp phựt lửa bốc cháy, rất nguy hiểm.

– Khi nấu, phải luôn mở nắp nồi và giám sát, để tránh việc sáp sôi trào lên, bén vào bếp gây cháy.

– Sáp kỵ nước: Khi đun chảy lỏng sáp, không để nước rơi vào sáp; như khi đang chiên đồ ăn, không để nước rơi vào dầu ăn, sẽ bắn tung tóe lên.

– Nếu đang đun mà có tiếng kêu tí tách, thì có thể do có nước lẫn trong sáp.

6. Pha màu vào sáp (nếu làm nến màu).

a) Tỉ lệ của màu trong sáp: 0,01 − 0,5%, tùy màu đậm hay nhạt.

Ví dụ: 1 − 50 gr màu cho 10 kg sáp, tùy màu đậm hay nhạt.

– Khác với sáp, màu không phải là chất cháy. Vì vậy, pha nhiều màu sẽ làm sáp khó cháy, và gây đục sáp gel.

– Nếu sáp khó cháy: dùng dây tim/bấc cỡ lớn hơn, hoặc cắm nhiều dây tim/bấc (nếu hũ nến to rộng).

 

b) Cách pha màu vào sáp:

– Đun lửa nhỏ thôi (lửa lớn sẽ cháy sáp), đợi sáp chảy lỏng hoàn toàn, tắt bếp liền (đun lâu nữa sẽ cháy sáp), rồi bỏ màu vào khuấy tan đều (vì màu ở đây rất nhanh tan trong sáp nóng).

 

c) Lưu ý:

– Lần đầu, làm mẻ sáp ít thôi, và ghi lại trọng lượng màu đã dùng; để những lần sau, chỉ cần cân lượng theo công thức đã ghi, sẽ nhanh hơn.

– Nếu màu bị lợn cợn, lắng xuống đáy, có thể do:

– * Dùng sai màu: màu tan trong nước sẽ không tan trong dầu, sáp → Mua lại màu khác.

– * Cửa hàng chúng tôi chuyên về nến, chắc chắn bán đúng loại màu tan trong sáp.

– * Lượng màu quá nhiều → Giảm bớt lượng màu.

– * Sáp nguội làm màu chưa hòa tan hết → Đun sáp chảy lỏng trở lại.

1 ly nến sáp gel chỉ nên làm 1 màu.

– Nếu làm nhiều lớp màu khác nhau, thì theo thời gian, màu nổi trội nhất, thường là màu đỏ, sẽ dần dần hòa tan các màu còn lại.

 

7. Dùng ấm nhỏ hoặc ca nhỏ có muôi rót sáp vào ly cốc.

8. Sau khi sáp nguội, tháo kẹp ra, cắt bớt phần dây tim/bấc thừa.

9. Dán tem nến cúng (nếu làm nến cúng).

10. Rắc bột kim tuyến, hoặc dùng dấu đóng kim tuyến lên trên sáp gel (nếu muốn trang trí).

11. Dùng máy sấy tóc hơ màng co bao ly cốc lại thành cặp (nếu muốn đóng gói nến).

Đánh giá của bạn
Các bạn nếu không nghe được audio, vui lòng gửi thông báo ở phần bình luận bên dưới. Ad sẽ chỉnh sửa trong thời gian sớm nhất, thanks các bạn nhiều nhiều !

Cấp báo đển quý bạn đọc. Hiện nay, Hẻm cũng đang cũng đang rất cần chút chi phí để duy trì website này, để duy trì kho sách nói quý báu miễn phí cho mọi người, nhất là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. vẫn nghe mỗi ngày.

- - - - - - - - - -

Nhưng quý bạn cũng biết đấy, chúng tôi còn không muốn có không gian quảng cáo nhỏ nào (trừ khi quá bế tắc), mà chủ yếu nương nhờ vào sự hào phóng của những cá nhân như bạn để trả tiền cho các dự án máy chủ, nhân viên và bảo quản dữ liệu, những cuộc tấn công mạng mỗi ngày. Những tặng phí của quý bạn dù nhỏ hay lớn đều cực kỳ ý nghĩa với anh em chúng tôi, thực sự rất lớn, rất có ý nghĩa.

Xem chi tiết dòng tâm sự từ Admin Hẻm Radio, và những kêu gọi khẩn thiết để duy trì website, và Donate tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button